Đồng thuận Baveno VII (năm 2021) về điều trị chảy máu tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

  • Vũ Văn Khiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Hồng Bàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chảy máu tiêu hóa, tĩnh mạch thực quản

Tóm tắt

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là hậu quả chính gặp chủ yếu ở bệnh nhân xơ gan, gây nên những biến chứng nặng nề như: Chảy máu tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và/hoặc tĩnh mạch dạ dày, hội chứng não gan và dịch cổ trướng. Từ năm 1990, Hiệp hội Quốc tế nghiên cứu về tăng áp tĩnh mạch cửa đã được ra đời và được lấy tên là Baveno I (một địa chỉ tại thành phố của Ý). Cho đến nay, đã có 7 đồng thuận về điều trị tăng áp tĩnh mạch cửa: Baveno I (1990), Baveno II (1995), Baveno III (2000), Baveno IV (2005), Baveno V (2010), Beveno VI (2015) và Baveno VII (2021). Từ năm 2020, do ảnh của đại dịch COVID-19, nên Baveno VII đã bị trì hoãn và phải chuyển sang hình thức trực tuyến (virtual). Hội nghị này cũng được tổ chức tại thành phố Baveno (Ý) từ ngày 27 - 30/10/2021. Các nội dung chính của đồng thuận Baveno VII gồm có: Các phương pháp xác định chênh áp tĩnh mạch cửa, các phương pháp chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa và bệnh gan mạn tính tiến triển, điều trị xơ gan mất bù, điều trị chảy máu tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa… Trong nội dung khuôn khổ của bài báo này, chúng tôi xin bày chi tiết về khuyến cáo của Baveno VII trong điều trị chảy máu tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nusrat S, Khan MS, Fazili J, Madhoun MF (2014) Cirrhosis and its complications: Evidence based treatment. World J Gastroenterol 20(18): 5442-5460.
2. Franchis R, Bosch J, Garcia-Tsao G et al (2022) Baveno VII Renewing consensus in portal hypertension. Journal of Hepatology 2022, doi: https://doi.org/10.1016/j.jhep.2021.12.022.
3. Lo GH (2019) The use of Vasoconstrictors in acute variceal bleeding: How long is enough? Clinical Endoscopy 52: 36-39.
4. Sanchez-Jimenez B, Chavez-Tapia NC, Jakobsen JC et al (2018) Antibiotic prophylaxis for people with cirrhosis and variceal bleeding. Cochrane Database of Systematic Reviews 12: 013214. DOI: 10.1002/14651858.CD013214.
5. Traub J, Reiss L, AliwB et al (2021) Malnutrition in patients with liver cirrhosis. Nutrients 13: 540. https://doi.org/10.3390/nu13020540
6. Tsai CF, Chen MH, Wang YP et al (2017) Proton pump inhibitors increase risk for hepatic encephalopathy in patients with cirrhosis in a population study. Gastroenterology 152(1): 134-141.
7. Ibrahim M, El-Mikkawy A, Hamid MA et al (2019) Early application of haemostatic powder added to standard management for oesophagogastric variceal bleeding: A randomised trial. Gut 68: 844-853.
8. García-Pagán JC, Caca K, Bureau C et al (2010) Early use of TIPS in patients with cirrhosis and variceal bleeding. N. Eng J Med 362: 2370-2379.
9. Rodrigues SG, Cárdenas A, Escosell A, Bosch J (2019) Balloon tamponade and esophageal stenting for esophageal variceal bleeding in cirrhosis: A systematic review and meta-analysis. Semin Liver Dis 39(02): 178-194.
10. Hudson M, Schuchmann M (2019) Long-term management of hepatic encephalopathy with lactulose and/or rifaximin: A review of the evidence. European Journal of Gastroenterology & Hepatology 31: 434-450.