Kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết thứ phát sau tắc mật

  • Lê Thị Thu Hiền Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Đồng Đức Hoàng Đại học Y Dược Thái Nguyên

Main Article Content

Keywords

Kết quả điều trị, vi khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, tắc mật

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết thứ phát sau tắc mật. Đối tượng và phương pháp: Gồm 38 bệnh nhân NKH thứ phát sau tắc mật điều trị tại Khoa Điều trị Gan Mật Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2020 đến tháng 8/2020. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Sử dụng phương pháp cấy máu bằng máy BACTEC 9020 của hãng Becton Dickinson - Mỹ và định danh vi khuẩn bằng hệ thống Vitex II Compact của hãng Bio Merieux - Pháp để để xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết. Hoặc sử dụng phương pháp PCR đa mồi với bộ sinh phẩm Sepsis@quick để xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết. Kết quả: Nam (63,2%) chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (36,8%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 64,8 ± 12,7 năm. Hai tác nhân gây NKH chiếm tỷ lệ cao hơn cả là Escherichia coli (55,3%) và Klebsiella pneumoniae (31,6%). Số ca nằm điều trị 15 - 21 ngày có tỷ lệ cao nhất chiếm 39,5%, tiếp theo là 8 - 14 ngày chiếm 34,2%. Sử dụng kháng sinh nhóm aminoglycoside (86,8%) và nhóm beta lactam (84,2%) nhiều hơn các nhóm khác. Bệnh nhân được điều trị nội khoa chiếm 60,5%, tiếp đến là ERCP chiếm 36,8%. Số ca khỏi bệnh ra viện chiếm 89,5%, số ca tử vong chiếm 5,3%. Kết luận: Bệnh nhân chủ yếu được điều trị nội khoa. Sử dụng kháng sinh nhóm aminoglycoside và beta lactam là phù hợp làm rút ngắn thời gian nằm viện và nâng cao hiệu quả điều trị, số ca khỏi bệnh ra viện chiếm tỷ lệ cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Ngọc Ánh (2015) Khảo sát tình trạng sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103. Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ - Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Đỗ Hữu Liệt và cộng sự (2014) Phẫu thuật triệt để ung thư đường mật vùng rốn gan: 38 trường hợp. Tạp chí Nghiên cứu Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 18, Phụ bản của Số 2.
3. Hà Văn Mạo, Vũ Bằng Đình (2009) Bệnh học gan mật tụy. Nhà xuất bản Y học, tr. 772-789.
4. He-Bin Fan, Dong-Liang Yang, An-Shen Chen (2013) Sepsis-associated cholestasis in adult patients: A prospective study. J Med Sci 346(6): 462–466
5. Richard H Moseley (2004) Sepsis and cholestasis. Clin Liver Dis 8: 83-94.
6. Kubler A, Adamik B, Ciszewicz-Adamiczka B et al (2015) Severe sepsis in intensive care units in poland a point prevalence study in 2012 and 2013. Anaesthesiol Intensive Ther 47(4): 315-319.
7. Nisha Chand and Arun J Sanyal (2007) Sepsis-induced cholestasis. Hepatology 45(1): 230-241.
8. Phua J, Koh Y, Du B (2011) Management of severe sepsis in patients admitted to Asian intensive care units: prospective cohort study. BMJ 342: 3245.
9. Wang E, Szychowski M, Griffin R et al (2014) Long-term mortality after community-acquired sepsis: A longitudinal population-based cohort study. BMJ 4(1): 004283.