Một số yếu tố liên quan với chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi có viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương

  • Nguyễn Trung Anh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Nguyễn Mạnh Tưởng Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Nguyễn Thị Thu Hương Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Main Article Content

Keywords

Viêm loét dạ dày tá tràng, chất lượng cuộc sống, người cao tuổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao tuổi có viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân ≥ 60 tuổi có viêm loét dạ dày mạn điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Bệnh nhân được phỏng vấn theo mẫu bệnh án thống nhất, chất lượng cuộc sống đánh giá bằng bộ câu hỏi SF-36. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có chất lượng cuộc sống không tốt ở các lĩnh vực sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống chung của nhóm tuổi ≥ 70, giới nam, sống ở nông thôn cao hơn nhóm tuổi 60 - 69, giới nữ, sống ở thành thị có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ bệnh nhân có chất lượng cuộc sống không tốt ở các lĩnh vực sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân có thời gian mắc viêm loét loét dạ dày tá tràng ≥ 1 năm, có triệu chứng lâm sàng và tổn thương trên nội soi là loét dạ dày tá tràng cao hơn bệnh nhân có thời gian mắc viêm loét loét dạ dày tá tràng < 1 năm, không có triệu chứng lâm sàng và tổn thương trên nội soi là viêm dạ dày mạn (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có chất lượng cuộc sống không tốt liên quan với sức khỏe tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống không tốt nói chung tương ứng là 48,1%, 49,1% và 38%. Tuổi ≥ 70, giới nam, sống ở nông thôn, thời gian mắc viêm loét loét dạ dày tá tràng kéo dài ≥ 1 năm, có triệu chứng lâm sàng, tổn thương trên nội soi là loét loét dạ dày tá tràng làm giảm chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đỗ Xuân Chương (2001) Bệnh sinh của bệnh loét DDTT. Bài giảng sau đại học - Học viện Quân y, tr. 57-60.
2. Hoàng Trọng Thảng (2006) Loét dạ dày-tá tràng. Bệnh Tiêu hóa - Gan - Mật, Trường Đại học Y Huế, tr. 157-167.
3. Nguyễn Bích Ngọc (2013) Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ALZEIMER, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Linh (2014) Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện E năm 2014. Khóa luận tốt nghiệp. Trường đại học Thăng Long.
5. Lyons RA, Perry HM, Littlepage BN (1994) Evidence for the Validity of the Short-form 36 Questionnaire (SF-36) in an Elderly Population. Age and Ageing 23(3): 182-184, https://doi.org/10.1093/ageing/23.3.182
6. Zhengwei W, Xiaomei L, Qian L et al (2014) Health related quality of life in patients withchronic gastritis and peptic ulcer and factors withimpact: A longitudinal study. BMC Gastroenterology 14: 149