Tăng sản tế bào vảy ở thực quản: Triệu chứng lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học

  • Vũ Thành Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Minh Hạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Huyền Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tăng sản tế bào vảy thực quản

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của bệnh tăng sản tế bào vảy ở thực quản (TSTBVTQ). Đối tượng và phương pháp: Tổng số 67 bệnh nhân (BN) được nội soi tiêu hóa trên và sau đó sinh thiết để đánh giá tình trạng tăng sản tế bào vảy và các tổn thương khác, trong thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Trong số 67 BN đã được chẩn đoán là TSTBVTQ, có 55 là nam (82,1%) và 12 là nữ (17,9%). Các BN bị tăng sản tế bào vảy có tuổi từ 38 - 84 tuổi, trung bình 61,5 ± 9,3 tuổi. Các triệu chứng phổ biến nhất là nóng rát thượng vị (53/77 trường hợp, chiếm 79,1%), ợ hơi và chướng bụng (52/67 trường hợp, 77,6%), đau bụng vùng thượng vị (59/67 trường hợp, 88,1%). Các triệu chứng ít gặp hơn là ho mạn tính (18 trường hợp, 26,9%), khó nuốt chỉ gặp ở 2 trong số 67 BN (3,0%). Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) được phát hiện ở 57 BN (85,1%), có 3 trường hợp thoát vị hoành trượt được phát hiện (4,5%). Về mặt lâm sàng, tăng sản tế bào vảy ở mức độ trung bình chiếm đa số, 55 trường hợp (82,1%). Trên mô bệnh học cho thấy tăng sản tế bào vảy lành tính gặp ở 65/67 trường hợp (97,0%), 82,1% là tăng sản mức độ vừa, có 2 trường hợp loạn sản biểu mô vảy (3,0%). Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp: Đau bụng, nóng rát, đầy bụng, ợ hơi. Hình ảnh nội soi: Tăng sản tế bào vảy gặp chủ yếu ở mức độ vừa (82,1%). Các tổn thương nội soi kèm theo chủ yếu là GERD và viêm dạ dày. Hình ảnh mô bệnh học chủ yếu là tăng sản tế bào vảy lành tính (97%). Có 3% trường hợp loạn sản tế bào vảy.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ghahremani GG, Rushovich AM (1984) Glycogenic acanthosis of the esophagus: Radiographic and pathologic features. Gastrointest. Radiol 9(2): 93-98.
2. Vadva MD, Triadafilopoulos G (1993) Glycogenic acanthosis of the esophagus and gastroesophageal reflux. J. Clin. Gastroenterol 17(1): 79-83.
3. Nazligül Y, Aslan M, Esen R (2012) Benign glycogenic acanthosis lesions of the esophagus. Turk J. Gastroenterol 23(3): 199-202.
4. Shu-Jung T, Ching-Chung L, Chen-Wang C (2015) Benign esophageal lesions: Endoscopic and pathologic features. World J. Gastroenterol 21(4): 1091-1098.
5. Yılmaz N (2020) The relationship between reflux symptoms and glycogenic acanthosis lesions of the oesophagus. Prz. Gastroenterol 15(1): 39-43.