Vai trò của nội soi ruột non bóng đơn trong chẩn đoán và điều trị chảy máu tiêu hóa tại ruột non
Main Article Content
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân, hình ảnh nội soi và hiệu quả điều trị qua nội soi ruột non bóng đơn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, kết hợp tiến cứu, mô tả trên 30 bệnh nhân chảy máu tiêu hóa do tổn thương ruột non bằng nội soi ruột non bóng đơn, ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6 năm 2020. Kết quả: Trong số 30 bệnh nhân chảy máu tiêu hóa do tổn thương ruột non có nam/nữ: 19/11, tuổi trung bình 48,9 ± 17,1 năm từ 25 tuổi đến 89 tuổi. Trong đó, có 23 bệnh nhân (76,6%) chảy máu đại thể và 07 bệnh nhân (23,3%) chảy máu tiềm ẩn, mức độ thiếu máu nặng 9 BN (30%), mức độ thiếu máu vừa 09 bệnh nhân (30%), mức độ thiếu máu nhẹ 12 bệnh nhân (40%). Nguyên nhân gây chảy máu bao gồm: Tổn thương dị dạng mạch máu 07 bệnh nhân (23,3%), u ruột non 09 bệnh nhân (30%), do thuốc NSAIDs 06 bệnh nhân (20%), bệnh Crohn 02 bệnh nhân (6,7%), do lao có 01 bệnh nhân (3,3%), túi thừa Meckel có 01 bệnh nhân (3,3%), loét trợt không rõ nguyên nhân 04 bệnh nhân (13,3%). Điều trị: Kẹp clip cầm máu thành công qua nội soi 06 bệnh nhân (20%), phẫu thuật 05 bệnh nhân (16,6%). Kết luận: Nội soi ruột non bóng đơn có hiệu quả cao trong chẩn đoán và điều trị ở bệnh nhân chảy máu tiêu hóa tại ruột non.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Gerson L, Kamal A (2008) Cost-effectiveness analysis of management strategies for obscure GI bleeding. Gastrointest Endosc 68: 920-936.
3. Hoon Jai Chun (2014) Clinical gastrointestinal endoscopy. 597-649.
4. Joo HS, Sung NH (2018) The etiology of potential small-bowel bleeding depending on patient’s age and gender. United European Gastroenterol J: 1169-1178.
5. Lewis BS (2010) Duodenal and small-intestinal diseases Gastroenterological endoscopy. Thieme Publishing: 583-612.
6. Suryakanth R. Gurudu et al (2017) The role of endoscopy in the management of suspected small-bowel bleeding, American Society for Gastrointestinal Endoscopy: 0016-5107.
7. Pasha SF, Hara AK, Leighton JA (2009) Diagnostic evaluation and management of obscure gastrointestinal bleeding: A changing paradigm. Gastroenterol Hepatol (N Y) 5: 839-850.
8. Traina M, Tarantino I, Barresi L et al (2009) Variceal bleeding from ileum identified and treated by single balloon enteroscopy. World J Gastroenterol 15: 1904.
9. WHO (2011) Classification of anemia on the basis of blood hemoglobin level.