Thực trạng và hiệu quả điều trị sâu răng sớm ở trẻ 36 đến 71 tháng tại Thành phố Hà Nội

  • Hà Văn Hưng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
  • Võ Trương Như Ngọc Viện đạo tạo RHM - Đại học Y Hà Nội
  • Chu Đình Tới Đại học Quốc gia Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Sâu răng sớm, sâu răng giai đoạn sớm, vecni fluor

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sâu răng sớm và đánh giá hiệu quả điều trị sâu răng giai đoạn sớm bằng vecni fluor. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 200 trẻ, tuổi từ 36 đến 71 tháng tại trường Mầm Non xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, phân loại sâu răng dựa theo tiêu chuẩn đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế ICDAS II. Nghiên cứu can thiệp không đối chứng trên 150 răng được chẩn đoán là sâu răng giai đoạn sớm từ nhóm nghiên cứu mô tả cắt ngang trên và được điều trị bằng MI vanish fluor với liệu trình điều trị một tuần một lần trong 4 tuần liên tục, đánh giá kết quả điều trị sau 6 tháng. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng sớm là 82%, sâu răng nghiêm trọng (S-ECC) là 65,2%. Sau 6 tháng mức độ phục hồi hoàn toàn (D0) tổn thương là 120 (80%), D1 là 20 (13,33%) và D2 chỉ còn 10 (6,67%). Kết luận: Tỷ lệ trẻ mắc sâu răng sớm khá cao và mức độ sâu răng nghiêm trọng khá nặng nề, tuy nhiên với những trẻ được điều trị bằng MI vanish fluor với liệu trình mỗi tuần một lần trong 4 tuần liên tục thì tỷ lệ bệnh sâu răng giảm và giảm cả mức độ của bệnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn thị Vân Anh (2019) Hiệu quả điều trị sâu răng hàm vĩnh viễn giai đoạn sớm bằng Clinpro TM, TX varnish. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Y Hà Nội, tr. 120-132.
2. Vũ Mạnh Tuân (2013) Nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng Gel Flour. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 30-40.
3. Nguyễn Văn Tường (2020) Nghiên cứu bệnh sâu răng và hiệu quả điều trị sâu răng sớm ở trẻ 3 tuổi bằng Vec-ni fluor tại Thành phố Hà Nội. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 80-86.
4. Duangthip D, Wong MCM, Chu CH, and Lo ECM (2018) Caries arrest by topical fluorides in preschool children: 30-month results. J. Dent 70: 74–79 doi: 10.1016/j.jdent.2017.12.013.
5. Huong DM et al (2017) Prevalence of early childhood caries and its related risk factors in preschoolers: Result from a cross sectional study in Vietnam. Pediatr. Dent. J 27(2): 79-84 doi: 10.1016/j.pdj.2017.03.001.
6. Khanh LN et al (2015) Early childhood caries, mouth pain, and nutritional threats in Vietnam. Am. J. Public Health 105(12): 2510–2517, Dec. 2015, doi: 10.2105/AJPH.2015.302798.
7. Zhang M et al (2020) Assessment of risk factors for early childhood caries at different ages in Shandong, China and reflections on oral health education: A cross-sectional study. BMC Oral Health 20(1): 139, doi: 10.1186/s12903-020-01104-8.
8. Nguyen YHT, Ueno M, Zaitsu T, Nguyen T, and Kawaguchi Y (2018) Early childhood caries and risk factors in Vietnam. J. Clin. Pediatr. Dent 42(3): 173-181, doi: 10.17796/1053-4628-42.3.2.
9. Wang Y, Xing L, Yu H, and Zhao L (2019) Prevalence of dental caries in children and adolescents with type 1 diabetes: a systematic review and meta-analysis. BMC Oral Health 19(1): 213, doi: 10.1186/s12903-019-0903-5.