Nhận xét mối liên quan của xét nghiệm HPV dương tính và tế bào học cổ tử cung bất thường với một số yếu tố nguy cơ ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan của xét nghiệm HPV dương tính và tế bào học cổ tử cung bất thường với các yếu tố nguy cơ ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 1700 phụ nữ đã quan hệ tình dục đến khám phụ khoa tại Khoa Khám, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đồng ý tham gia sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng bộ đôi xét nghiệm virut HPV và tế bào học cổ tử cung từ tháng 10/2016 đến tháng 07/2017. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám phụ khoa và được lấy bệnh phẩm để xét nghiệm. Kết quả: Tế bào học cổ tử cung của phụ nữ sống ở nông thôn có tỷ lệ bất thường cao hơn gấp 2,33 lần so với phụ nữ sống ở thành phố trong khi tỉ lệ nhiễm HPV chỉ bằng 0,51 lần. Nhóm tuổi từ 40 - 49 có tỷ lệ tế bào bất thường cao gấp 4,23 lần nhóm tuổi 21 - 29, nhóm tuổi 50 - 65 có tỷ lệ bất thường tế bào gấp 5,38 lần nhóm tuổi 21 - 29. Phụ nữ sinh từ 3 con trở lên có tỷ lệ bất thường tế bào gấp 5,0 lần chưa sinh con, phụ nữ sinh 2 con gấp 2,7 lần chưa sinh con. Phụ nữ có từ 3 bạn tình trở lên có tỷ lệ nhiễm HPV gấp 6,9 lần so với chỉ có 1 bạn tình, phụ nữ có 2 bạn tình có tỷ lệ nhiễm HPV gấp 1,99 lần chỉ có 1 bạn tình. Kết luận: Có mối liên quan giữa các yếu tố: Nơi ở, tuổi, số bạn tình và số lần sinh với xét nghiệm HPV dương tính và tế bào học cổ tử cung bất thường ở phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tỷ lệ bất thường tế bào học cổ tử cung tăng cao ở phụ nữ nông thôn, nhóm tuổi 40 - 49 và 50 - 65, đã sinh con, trong khi tỷ lệ nhiễm HPV tăng cao ở nhóm phụ nữ ở thành thị, có nhiều bạn tình, chưa sinh con.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Junqiu Xiang, Long Han, Yanfei Fan et al (2021) Prevalence and Genotype Distribution of Human Papillomavirus Among Attendees at a Sexually Transmitted Diseases Clinic in Urban Tianjin, China. International Journal of General Medicine 14: 1983-1990.
3. Kritpetcharat (2012) Comparison of Pap smear screening results between Akha hill tribe and urban women in Chiang Rai province, Thailand. Asian Pac J Cancer Prev 13(11): 5501-5504.
4. Muñoz N, Kato I, Bosch FX et al (1996) Risk factors for HPV DNA detection in middle-aged women. Sex Transm Dis 23(6): 504-510.
5. Phoolcharoen N, Kantathavorn N, Sricharunrat T, Saeloo S, Krongthong W (2017) A population-based study of cervical cytology findings and human papillomavirus infection in a suburban area of Thailand. Gynecol Oncol Rep 21: 73-77.
6. Sellors JW, Karwalajtys TL, Kaczorowski J et al (2003) Survey of HPV in Ontario Women Group. Incidence, clearance and predictors of human papillomavirus infection in women. CMAJ 168(4): 421-425.