Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ Hà Nội, từ 18 - 49 tuổi

  • Nguyễn Duy Ánh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Nhiễm Chlamydia trachomatis, nạo phá thai, vệ sinh kinh nguyệt, dụng cụ tử cung

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Hà Nội, từ 18 - 49 tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 1176 phụ nữ có gia đình trong độ tuổi từ 18 đến 49 tại quận Cầu Giấy và huyện Đông Anh, Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám phụ khoa và được lấy bệnh phẩm để xét nghiệm. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis là 22,11%. Tiền sử đã điều trị Chlamydia trachomatis là 4,1%. Phụ nữ trên 40 tuổi, sống ở nội thành, có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên, là công chức, có thực hành tốt về vệ sinh hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh giao hợp có tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis thấp hơn, có ý nghĩa thống kê so với các nhóm phụ nữ khác (p<0,05). Nạo phá thai là yếu tố có liên quan đến tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis, các yếu tố khác như: Đặt dụng cụ tử cung, dùng thuốc tránh thai, đã sinh con không liên quan đến tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã có chồng ở quận Cầu Giấy và huyện Đông Anh, Hà Nội là 22,1%. Những phụ nữ trên 40 tuổi, sống ở nội thành, có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên, là công chức, có thực hành tốt về vệ sinh hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh giao hợp, không có tiền sử phá thai có tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis thấp hơn các nhóm phụ nữ khác.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyen M, Le GM, Nguyen HTT, Nguyen HD, Klausner JD (2019) Acceptability and feasibility of sexually transmissible infection screening among pregnant women in Hanoi, Vietnam. Sex Health 16(2): 133-138. doi: 10.1071/SH18041.
2. Cao Ngọc Thành (2011) Vô sinh do vòi tử cung -phúc mạc. Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Trần Đình Vinh, Phạm Chí Kông, Huỳnh Minh Nhật, Lê Hà Yến Chi (2020) Tình hình nhiễm Chlamydia trachomatis ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng năm 2018 - 2019. Tạp chí Phụ sản, tập 18 số 2 năm 2020.
4. Rowley J, Vander Hoorn S, Korenromp E et al (2019) Chlamydia, gonorrhoea, trichomoniasis and syphilis: Global prevalence and incidence estimates, 2016. Bull World Health Organ 97: 548-562, doi: http://dx.doi.org/10.2471/ BLT.18.228486.
5. Hussen S, Wachamo D, Yohannes Z, Tadesse E (2018) Prevalence of chlamydia trachomatis infection among reproductive age women in sub Saharan Africa: A systematic review and meta-analysis. BMC Infectious Diseases (2018) 18: 596, https://doi.org/10.1186/s12879-018-3477-y.
6. Arinze AUH, Onyebuchi NV, Isreal J (2014) Genital chlamydia trachomatis infection among female undergraduate students of University of Port Harcourt, Nigeria. Niger Med J 55(1): 9.