Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng có hoá xạ trị dài ngày trước mổ

  • Triệu Triều Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Quốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Quang Biểu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Xuân Kiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Hữu An Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hoá xạ trị dài ngày trước mổ, ung thư trực tràng, phẫu thuật nội soi, vét hạch chậu bên

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng có hoá xạ trị dài ngày trước mổ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu ở 235 bệnh nhân ung thư trực tràng được hoá xạ trị dài ngày trước mổ và phẫu thuật nội soi cắt trực tràng, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 8 năm 2020. Các bệnh nhân được đánh giá lại giai đoạn sau ít nhất 6 tuần từ khi kết thúc đợt xạ. Đánh giá đáp ứng trên lâm sàng, cận lâm sàng trước phẫu thuật, giai đoạn bệnh trên giải phẫu bệnh và kết quả phẫu thuật nội soi cắt trực tràng. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ trên lâm sàng là 82,9%, trong đó có 17,8% đáp ứng hoàn toàn. Tỷ lệ bảo tồn cơ thắt hậu môn 84,3%. phẫu thuật nội soi vét hạch chậu bên 8,1%, trong đó có 21,1% bệnh nhân di căn hạch chậu bên. Tỷ lệ tai biến, biến chứng chung 11,6%. Đáp ứng trên giải phẫu bênh: Làm giảm mức độ xâm lấn khối u (T) 89,8%, giảm số lượng hạch (N) 75,3%. Tác dụng phụ sau xạ chủ yếu độ 1, độ 2. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt trực tràng điều trị ung thư trực tràng có hoá xạ trị dài ngày trước mổ là an toàn, hiệu quả. Hoá xạ trị dài ngày trước mổ làm giảm giai đoạn bệnh, ít độc tính, kết hợp phẫu thuật nội soi cắt trực tràng làm tăng tỷ lệ bảo tồn cơ thắt.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Japanese Society for Cancer of the Colon and Rectum (JSCCR) Guidelines 2016 for the treatment of colorectal cancer.
2. National Comprehensive Cancer Network (NCCN) (2017) Clinical practice guidelines on oncology. Rectal cancer version 3.2017.pdf.
3. Glynne-Jones R, Wyrwicz L, Tiret E et al (2017) Rectal cancer: ESMO Clinical practice guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Annals of Oncology 28: 22-40.
4. Phạm Cẩm Phương (2013) Đánh giá hiệu quả của xạ trị kết hợp với capecitabine trước mổ trong ung thư trực tràng thấp tiến triển tại chỗ. Luận án Tiến sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
5. López-Campos F, Martín-Martín M, Fornell-Pérez R. et al (2020) Watch and wait approach in rectal cancer: Current controversies and future directions. World J Gastroenterol 26(29): 4218-4239.
6. Atef Y, Koedam TW, van Oostendorp SE et al (2019) Lateral pelvic lymph node metastases in rectal cancer: A systematic review. World J Surg 43(12): 3198-3206.
7. Rullier E, Laurent C, Bretagnol F et al (2005) Sphincter-saving resection for all rectal carcinomas. Ann Surg 241(3): 465–469.
8. Saito N, Moriya Y, Shirouzu K et al (2006). Intersphincteric resection in patients with very low rectal cancer: A review of the Japanese experience. Dis Colon Rectum 49(1): 13–22.
9. Abraha I, Aristei C, Palumbo I et al (2018) Preoperative radiotherapy and curative surgery for the management of localised rectal carcinoma. Cochrane Database Syst Rev 2018(10).
10. De Bruin AF et al (2008) Preoperative chemoradiation with capecitabine in locally advanced rectal cancer. Neth J Med 66(2): 71-76.