Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học các bệnh nhân nhồi máu não cấp có hẹp động mạch trong và ngoài sọ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

  • Nguyễn Thị Thanh Mai Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Nguyễn Huy Ngọc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Nguyễn Hồng Quân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Thông Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ischemic stroke, cranial atherosclerotic stenosis, dual antiplatelet

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có hẹp động mạch trong và ngoài sọ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 102 bệnh viện nhồi máu não đến viện trong 72 giờ từ khi khởi phát mức độ nhẹ và trung bình (NIHSS ≤ 15 điểm), được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 8/2015 đến tháng 10/2018. Kết quả và kết luận: Nam chiếm 60,8% nhiều hơn nữ, nhóm tuổi 60 - 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (42%), tiền sử bệnh và yếu tố nguy cơ hay gặp nhất là tăng huyết áp (81,4%), hút thuốc (56,9%), đái tháo đường (42%) và rối loạn chuyển hóa lipid (37%), số bệnh nhân đến viện trước 6 giờ tính từ khi khởi phát chiếm 22,5%, các dấu hiệu lâm sàng khi nhập viện hay gặp nhất là liệt nửa người 90%, rối loạn cảm giác nửa người 88,2%, tổn thương 12 đôi dây thần kinh sọ 80,4%. Đánh giá động mạch nội sọ trên MRA, hẹp 1 vị trí 96,2%, 3,8% hẹp nhiều vị trí, có 29,6% hẹp vừa và 40,7% tắc hoàn toàn. Đánh giá hẹp tắc động mạch ngoại sọ trên siêu âm Doppler mạch cảnh có 63,8% hẹp 1 vị trí và 36,2% hẹp nhiều vị trí; có 53,1% hẹp vừa và 1,6% tắc hoàn toàn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Thông, Hoàng Văn Thuận (2013) Bệnh học thần kinh. Nhà xuất bản Y học, tr. 83.
2. Lê Đình Toàn (2016) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh hẹp, tắc động mạch ở bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa trên phim chụp cộng hưởng từ mạch 3 Tesla. Luận án Tiến sĩ.
3. Nguyễn Văn Thông, Đinh Thị Hải Hà, Nguyễn Hồ̀ng Quân (2012) Nhận xét đặc điểm, tính chất, cơ cấu bệnh tật tại trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2003 đến tháng 6/2012. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108 7 (10/2012), tr. 10-21.
4. Chimowitz MI, Lynn MJ, Howlett-Smith H et al (2005) Comparison of warfarin and aspirin for symptomatic intracranial arterial stenosis. N Engl J Med 352(13): 1305-1316.
5. Mundiyanapurath S et al (2016) Posterior circulation acute stroke prognosis early computed tomography score using hypointense vessels on susceptibility weighted Imaging Independently Predicst Outcome in patienst with basilar artery occlusion. PloS one 10(7): e0132587.
6. Ferguson GG et al (1999) The North American symptomatic carotid endarterectomy trial: Surgical results in 1415 patients. Stroke 30(9): 1751-1758.
7. Thorleif E et al (2014) Detection of acute brainstem infarction by using DWI/MRI. Neurological Differential Diagnose.
8. Wang Y, Zhao X, Liu L et al (2014) Prevalence and outcomes of symptomatic intracranial large artery stenoses and occlusions in China: The Chinese intracranial atherosclerosis (CICAS) study. Stroke 45(3): 663-669.
9. William JP, Alejandro AR et al (2019) Guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke: 2019 update to the 2018 guidelines for the early management of acute ischemic stroke. Stroke 50: 344-418.
10. Aboyans V, Ricco JB, Bartelink MEL et al (2017) 2017 ESC Guidelines on the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases, in collaboration with the European Society for Vascular Surgery (ESVS): Document covering atherosclerotic disease of extracranial carotid and vertebral, mesenteric, renal, upper and lower extremity arteries Endorsed by: The European Stroke Organization (ESO)The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases of the European Society of Cardiology (ESC) and of the European Society for Vascular Surgery (ESVS). Eur Heart J 39(9): 763-816.