Đánh giá kết quả can thiệp thân chung động mạch vành trái dưới hướng dẫn của siêu âm nội mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính

  • Nguyễn Hoàng Minh Phương Bệnh viện Tim mạch An Giang
  • Phạm Thái Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Mạnh Hùng Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Can thiệp dưới hướng dẫn siêu âm nội mạch, thân chung động mạch vành trái

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả của can thiệp thân chung động mạch vành trái dưới hướng dẫn siêu âm nội mạch (IVUS). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, 55 bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính được can thiệp thân chung động mạch vành trái dưới hướng dẫn siêu âm nội mạch (IVUS) tại Bệnh viện Bạch Mai, trong thời gian từ tháng 04/2017 đến tháng 10/2019. Kết quả: Trước can thiệp: Chiến lược can thiệp 2 stent dựa trên IVUS so với chụp mạch vành giảm từ 34,5% còn 21,8% (Kappa = 0,604, p<0,001), đường kính stent dự kiến cao hơn 0,28mm (p<0,001). Kỹ thuật can thiệp: Đường vào động mạch quay 58,2%, kỹ thuật provision 78,2%, culotte 12,7%. Sau đặt stent, IVUS ghi nhận 14,5% không áp thành. Kết thúc thủ thuật, tất cả bệnh nhân đều đạt tiêu chuẩn tối ưu stent trên IVUS. Co thắt mạch vành khi làm IVUS có 3,6%. Can thiệp thân chung dưới hướng dẫn IVUS đạt tỷ lệ thành công hình ảnh, thủ thuật, lâm sàng lần lượt 100%, 100%, 100%. Kết luận: Siêu âm nội mạch giúp tối ưu hoá thủ thuật can thiệp thân chung. Can thiệp thân chung động mạch vành trái dưới hướng dẫn IVUS an toàn và hiệu quả. Thành công của thủ thuật đạt 100%.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hoàng Vân (2016) Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng phương pháp đặt stent trong điều trị tổn thương thân chung động mạch vành trái. Luận án tiến sĩ y học.
2. Hoàng Văn Sỹ (2014) Ứng dụng siêu âm nội mạch trong chẩn đoán và điều trị can thiệp bệnh động mạch vành. Luận án Tiến sĩ Y học.
3. Khổng Nam Hương, Nguyễn Quang Tuấn và Phạm Mạnh Hùng (2013) Giá trị của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) trong hướng dẫn điều trị thân chung động mạch vành trái. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 64, tr. 1-8.
4. Neumann FJ et al (2018) 2018 ESC/EACTS Guidelines on myocardial revascularization. Kardiol Pol 76(12): 1585-1664.
5. de la Torre Hernandez JM et al (2011) Prospective application of pre-defined intravascular ultrasound criteria for assessment of intermediate left main coronary artery lesions results from the multicenter LITRO study. J Am Coll Cardiol 58(4): 351-358.
6. Mori H et al (2018) Pathological mechanisms of left main stent failure. Intern J Cardio 263: 9-16.
7. Kang SJ et al (2011) Comprehensive intravascular ultrasound assessment of stent area and its impact on restenosis and adverse cardiac events in 403 patients with unprotected left main disease. Circ Cardiovasc Interv 4(6): 562-569.
8. Park S et al (2019) Long-term (10-year) outcomes of stenting or bypass surgery for acute coronary syndromes and stable ischemic heart disease with unprotected left main coronary artery disease. Am Heart J 218: 9-19.
9. Stone GW (2016) Everolimus-eluting stents or bypass surgery for left main coronary artery disease. N Engl J Med 375(23): 2223-2235.
10. Tian J et al (2017) Intravascular ultrasound guidance improves the long-term prognosis in patients with unprotected left main coronary artery disease undergoing percutaneous coronary intervention. Sci Rep 7(1): 2377.
11. Tiroch K et al (2014) Impact of coronary anatomy and stenting technique on long-term outcome after drug-eluting stent implantation for unprotected left main coronary artery disease. JACC Cardiovasc Interv 7(1): 29-36.