Nghiên cứu hiệu quả điều trị và dự phòng của aspirin kết hợp cilostazol trên bệnh nhân nhồi máu não cấp

  • Nguyễn Thị Thanh Mai Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Nguyễn Văn Thông Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hồng Quân
  • Hoàng Thị Thủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Huy Ngọc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Main Article Content

Keywords

Kháng tiểu cầu kép, cilostazol, nhồi máu não

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị và dự phòng của phác đồ aspirin kết hợp cilostazol trên bệnh nhân nhồi máu não cấp không do tắc mạch từ tim. Đối tượng và phương pháp: 102 bệnh nhân nhồi máu não cấp tính mức độ nhẹ và trung bình, nhập viện điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Phú Thọ từ tháng 9/2015 đến tháng 10/2018. Kết quả và kết luận: Nam (60,8%) nhiều hơn nữ, tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 67 ± 8,4 năm. Sau 06 tháng nhóm nghiên cứu có tới trên 90% cải thiện điểm NIHSS; cải thiện mRS (mRS giảm ≥ 1) sau 6 tháng: Nhóm nghiên cứu có tỷ lệ cải thiện 90,5%, cao hơn nhóm chứng (62,7%), về sự thay đổi mức độ hẹp tắc các mạch trong sọ nhóm nghiên cứu có tỷ lệ hẹp thoái triển 82,6% cao hơn nhóm chứng (22,6%), tỷ lệ hẹp thoái triển mạch ngoài sọ cũng cao hơn ở nhóm nghiên cứu (39,2%) so với nhóm chứng (2,6%). Tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 6 tháng là 18.3% với nhóm chứng, 4,8% với nhóm nghiên cứu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Thông, Hoàng Văn Thuận (2013) Bệnh học thần kinh. Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Huy Ngọc (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Luận án Tiến sĩ.
3. Lê Đình Toàn (2016) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh hẹp, tắc động mạch ở bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa trên phim chụp cộng hưởng từ mạch 3 Tesla. Luận án Tiến sỹ, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108.
4. Chi NF, Wen CP, Liu CH et al, Taiwan Stroke Registry Investigators (2018) Comparison between aspirin and clopidogrel in secondary stroke prevention based on real‐world data. J Am Heart Assoc 7(19):e009856.
5. Katakami N, Kim YS, Kawamori R et al (2010) The phosphodiesterase inhibitor cilostazol induces regression of carotid atherosclerosis in subjects with type 2 diabetes mellitus: Principal results of the Diabetic Atherosclerosis Prevention by Cilostazol (DAPC) study: A randomized trial. Circulation 121(23): 2584-2591.
6. Lee YS, Kang DW, Lee SH et al (2011) Cilostazol in acute ischemic stroke treatment (CAIST trial): Arandomized double-blind non-inferiority trial. Cerebrovasc Dis 32: 65-71.
8. Sacco RL, Kasner SE, Broderick JP, et al; American Heart Association Stroke Council, Council on Cardiovascular Surgery and Anesthesia; Council on Cardiovascular Radiology and Intervention; Council on Cardiovascular and Stroke Nursing; Council on Epidemiology and Prevention; Council on Peripheral Vascular Disease; Council on Nutrition, Physical Activity and Metabolism (2013) An updated definition of stroke for the 21st century: a statement for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke 44: 2064-2089.
9. Aoki J, Iguchi Y, Urabe T et al, ADS Investigators (2019) Acute aspirin plus cilostazol dual therapy for noncardioembolic stroke patients within 48 hours of symptom onset. J Am Heart Assoc 8(15):e012652.
10. Nakamura T, Tsuruta S, Uchiyama S (2012) Cilostazol combined with aspirin prevents early neurological deterioration in patients with acute ischemic stroke: A pilot study. Journal of the Neurological Sciences 313: 22-26.
11. Uchiyama S, Sakai N, Toi S et al, CATHARSIS Study Group (2015) Final results of cilostazol-aspirin therapy against recurrent stroke with intracranial artery stenosis (CATHARSIS). Cerebrovasc Dis Extra 5: 1-13.