Đánh giá các biến chứng của đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị tắc mật do ung thư

  • Đỗ Quang Út Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Khánh Trạch Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Tắc mật do ung thư, stent đường mật

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các biến chứng của đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng điều trị tắc mật do ung thư. Đối tượng và phương pháp: 88 bệnh nhân bị tắc mật do ung thư, được tiến hành đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng, điều trị nội trú tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2018. Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp không đối chứng, theo dõi dọc trước sau điều trị. Kết quả: Trong số 80 bệnh nhân đặt stent thành công, tỷ lệ biến chứng sớm là 17,5%; chủ yếu là viêm đường mật - chiếm 10,0%, không có biến chứng nặng. Biến chứng muộn chiếm tỷ lệ 51,5% ở 68 bệnh nhân đặt stent lâu dài điều trị giảm nhẹ; trong đó chủ yếu là stent mất chức năng dẫn lưu (42,6%), viêm đường mật khi stent chưa mất chức năng dẫn lưu (19,1%). Kết luận: Biến chứng của đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng khá thường gặp, nhất là các biến chứng muộn; chủ yếu là các biến chứng mức độ nhẹ và trung bình.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bô Y tế (2014) Nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp đặt stent đường mật - tụy. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa chuyên ngành Tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 77-81.
2. Võ Xuân Quang (2005) Vai trò của đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng trong tắc mật. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lamarca A, Rigby C, McNamara MG, Hubner RA, Valle JW (2016) Impact of biliary stent-related events in patients diagnosed with advanced pancreatobiliary tumours receiving palliative chemotherapy. World J Gastroenterol 22(26): 6065-6075.
4. Liberato MJ, Canena JM (2012) Endoscopic stenting for hilar cholangiocarcinoma: Efficacy of unilateral and bilateral placement of plastic and metal stents in a retrospective review of 480 patients. BMC Gastroenterology 12(103): 1-12.
5. Committee, Asge Standards of Practice, Chandrasekhara V, Khashab MA et al (2017) Adverse events associated with ERCP. Gastrointest Endosc 85(1): 32-47.
6. De Palma GD, Galloro G, Siciliano S, Iovino P, Catanzano C (2001) Unilateral versus bilateral endoscopic hepatic duct drainage in patients with malignant hilar biliary obstruction: Results of a prospective, randomized, and controlled study. Gastrointest Endosc 53: 547-53.
7. Isayama H, Hamada T, Yasuda I et al (2015) Tokyo criteria 2014 for transpapillary biliary stenting. Dig Endosc 27(2): 259-264.
8. Sangchan A, Kongkasame W, Pugkhem A et al (2012) Efficacy of metal and plastic stents in unresectable complex hilar cholangiocarcinoma: A randomized controlled trial. Gastrointest Endosc 76(1): 93-99.
9. Zorron Pu L, de Moura EG Bernardo WM et al (2015) Endoscopic stenting for inoperable malignant biliary obstruction: A systematic review and meta-analysis. World J Gastroenterol 21(47): 13374-13385.