Mối tương quan giữa nồng độ đỉnh của men tim CK-MB huyết tương với sự xoay trục điện tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp thì đầu qua da

  • Đỗ Văn Chiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Phúc Nhân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Điện tim, trục điện tim, men CK-MB, can thiệp thì đầu

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ đỉnh men CK-MB huyết tương và sự thay đổi trục điện tim QRS ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau can thiệp động mạch vành thì đầu qua da. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 89 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong giai đoạn từ tháng 4/2018 đến tháng 4/2019. Trục của phức bộ QRS được tính theo công thức dựa trên chuyển đạo D1 và D3. Kích thước vùng nhồi máu cơ tim được xác định bằng nồng độ creatinine kinase (CK-MB). Kết quả: 89 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu có tuổi trung bình là 68,5 ± 9,1 năm, nam giới là chủ yếu (83,1%). 51,1% bệnh nhân nhập viện có nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, 35,1% do nhồi máu cơ tim có ST chênh lên. Tổn thương vùng nhồi máu cơ tim khó xác định trên điện tim (49%) và tổn thương gặp nhiều nhất ở động mạch liên thất trước (51,7%). Mối tương quan giữa sự thay đổi trục điện tim và chỉ số CKMB yếu (r = 0,043), không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Phân tích dưới nhóm cho thấy có mối tương quan vừa giữa sư thay đổi góc alpha và men CKMB ở bệnh nhân tắc động mạch liên thất trước. Kết luận: Trục điện tim hay trục phức bộ QRS ít được chú ý trong lâm sàng. Tuy nhiên, trục QRS có thể được coi là một yếu tố tiên lượng kích thước nhồi máu cơ tim do tắc động mạch liên thất trước

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bellamoli, Michele et al (2020) New-onset extreme right axis deviation in acute myocardial infarction: Clinical characteristics and outcomes. Journal of Electrocardiology 60.
2. Dohi T et al (2015) Utility of peak creatine kinase-MB measurements in predicting myocardial infarct size, left ventricular dysfunction, and outcome after first anterior wall acute myocardial infarction (from the INFUSE-AMI trial). Am J Cardiol 115(5): 563-570.
3. Gibbons RJ et al (2004) The quantification of infarct size. J Am Coll Cardiol 44(8): 1533-1542.
4. Neumann FJ et al (2019) 2018 ESC/EACTS Guidelines on myocardial revascularization. Eur Heart J 40(2): 87-165.
5. Park CS et al (2017) Prognostic implication of the QRS axis and its association with myocardial scarring in patients with left bundle branch block. Korean Circ J 47(2): 263-269.
6. Surawicz B et al (2009) AHA/ACCF/HRS recommendations for the standardization and interpretation of the electrocardiogram: Part III:
Intraventricular conduction disturbances: A scientific statement from the American Heart Association Electrocardiography and Arrhythmias Committee, Council on Clinical Cardiology; the American College of Cardiology Foundation; and the Heart Rhythm Society. Endorsed by the International Society for Computerized Electrocardiology. J Am Coll Cardiol 53(11): 976-981.
7. Thygesen K et al (2019) Fourth universal definition of myocardial infarction (2018). Eur Heart J 40(3): 237-269.