Đánh giá tiên lượng bệnh nhân chảy máu não có tăng huyết áp theo thang điểm ICH tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

  • Dương Huy Hoàng Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Lê Đinh Tuân Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Nguyễn Tiến Sơn Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Đỗ Như Bình Học viện Quân y
  • Khương Tùng Ân Phòng Y tế, UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Main Article Content

Keywords

Thang điểm ICH, chảy máu não, cắt lớp vi tính

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tiên lượng nặng theo thang điểm chảy máu não ICH (Intracerebral Hemorrhage) ở bệnh nhân chảy máu não có tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 81 bệnh nhân chảy máu não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Kết quả: Độ tuổi ≥ 80 nguy cơ tử vong tăng gấp 7,38 lần so với tuổi < 80; điểm Glasgow < 13 điểm khi khởi phát và trong quá trình điều trị có nguy cơ tử vong tăng gấp 11,3 lần so với nhóm bệnh nhân điểm Glasgow ≥ 13 điểm. Tình trạng nôn và co giật không liên quan với tiên lượng bệnh nhân. Thể tích máu tụ ≥ 30cm3 nguy cơ tử vong tăng gấp 10,3 lần so với bệnh nhân có thể tích máu tụ < 30cm3. Chảy máu não máu vào não thất nguy cơ tử vong tăng gấp 10 lần so với bệnh nhân không có máu vào não thất. Đánh giá tiên lượng nặng/tử vong bệnh nhân chảy máu não theo thang điểm ICH. Tỷ lệ tử vong tăng dần khi điểm ICH tăng dần (ICH = 1 điểm là 11,1%, ICH = 2 điểm là 23,6%, ICH = 3 điểm là 77,7% và tỷ lệ này là 100% ở nhóm có ICH = 4 điểm). Kết luận: Tuổi ≥ 80 năm, nam giới; khởi phát đột ngột kèm rối loạn ý thức; vào viện điểm Glasgow ≤ 13; rối loạn cơ tròn có ý nghĩa tiên lượng nặng bệnh nhân chảy máu não. Tỷ lệ tử vong tăng dần khi điểm ICH tăng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đăng (2003) Tai biến mạch máu não. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Lê Quang Cường (2005) Các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu. Nội san Thần kinh, 7, tr. 1-4.
3. Hoàng Đức Kiệt (1998) Chẩn đoán X-quang cắt lớp vi tính sọ não, các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh. Bộ Môn Thần Kinh học, Học Viện Quân Y, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 111-134.
4. Vũ Anh Nhị và Ngô Thị Kim Trinh (2009) Mối liên quan giữa tăng huyết áp và sự gia tăng thể tích khối máu tụ trong xuất huyết não nhân bèo. Hội nghị khoa học Thần kinh học Việt Nam lần thứ 5, tr. 133-142.
5. Nguyễn Minh Hiện (2016) Đánh giá cơ cấu thu dung điều trị đột quỵ não 10 năm tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6/2006 đến tháng 6/2016. Tạp chí Y Dược học Quân sự, số chuyên đề đột quỵ, tr. 5-11.
6. Cao Phi Phong và Mạc Văn Hòa (2011) Nghiên cứu thang điểm xuất huyết não trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết não tự phát do tăng huyết áp. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 15(1), tr. 596-602.
7. Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Văn Thông và cộng sự (2004) Nghiên cứu diễn biến lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng của bệnh nhân chảy máu não trên lều. Tạp chí Y học Việt Nam 301, tr. 143- 147.
8. Alessandro Biffi, M.C.D (2015) Association between blood pressure control and risk of recurrent intracerebral hemorrhage. American Medical Association 314: 904 -912.
9 Aimee M, Aysen, Karen C et al (2013) 24-Hour ICH score is a better predictor of outcome than admission ICH score. ISRN Stroke: 2-4.
10. Hyashi M and HM, (2001) Prognosis of intravencular hemorrhage due to hypertensive hemorrhage cerebrovascular disease. Zentral neurochir 49(2): 1-10.
11. Wexner MC (2018) Management of spontaneous intracerebral hemorrhage (ICH)/Intraparenchymal Hemorrhage (IPH). The Ohio State University: 1-6.