Nghiên cứu đặc điểm kiểu hình miễn dịch ở bệnh nhân lơ xê mi cấp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Lý Tuấn Khải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Xuân Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trương Thị Minh Nguyệt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vương Thị Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Chử Thị Thu Hường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Tuệ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Duy Nhàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Tiệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Dấu ấn miễn dịch, bệnh bạch cầu cấp tính, phương pháp đo tế bào dòng chảy

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dấu ấn miễn dịch ở bệnh nhân lơ xê mi cấp được chẩn đoán tại Khoa Huyết học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2016 đến năm 2020. Đối tượng và phương pháp: 155 bệnh nhân được chẩn đoán là lơ xê mi cấp (101 nam, 54 nữ), mỗi bệnh nhân được lấy khoảng 0,5 - 1,5ml dịch tuỷ xương và máu ngoại vi sau đó tiến hành phân tích số lượng, công thức, tỷ lệ, đặc tính bằng phương pháp nhuộm giemsa kết hợp hoá học tế bào trên kính hiển vi quang học và phân tích tỷ lệ, dấu ấn miễn dịch tế bào trên hệ thống máy phân tích tế bào dòng chảy FACS Calibur của hãng Becton Dickinson (Mỹ). Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ (AML) và lơ xê mi cấp dòng lympho (ALL) lần lượt là 74,19% và 25,81%. Ở bệnh nhân AML, các tế bào Myeloblast dương tính với CD33, CD117, CD13 và MPO; Monoblast dương tính với CD4, CD14, CD64; Erythroblast dương tính với CD71, Glycophorin A; Megakaryoblast dương tính với CD41. Các bệnh nhân ALL-B dương tính với CD19, Cy79a và một số dương tính với CD10; ALL-T dương tính với CD 3, CD4, CD5, CD7 và CyCD3. Kết luận: Đặc điểm dấu ấn miễn dịch ở bệnh nhân lơ xê mi cấp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2016 đến tháng 11/2020 chủ yếu là dòng tuỷ, có thể phân loại tới các dòng tế bào cụ thể và có gặp cả lơ xê mi cấp 2 dòng tế bào B và T.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) Lơ xê mi cấp. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý Huyết học, tr. 6-13.
2. Weir EG and Borowitz MJ (2001) Flow cytometry in the diagnosis of acute leukemia. Semin Hematol 38(2): 124-138.
3. Đỗ Trung Phấn (2003) Leukemia cấp: Phân loại, chẩn đoán, điều trị. Bệnh lý tế bào nguồn tạo máu, tr. 266-270.
4. Brunning RD, Matutes E, Harris NL, Flandrin G, Vardiman J, Bennett J.and Head D (2001) Pathology and genetics of tumours of haematopoietic and lymphoid tissues. World Health Organisation Classification of Tumours. IARC Press: 77-81.
5. Charles NJ and Boyer DF (2017) Mixed-phenotype acute leukemia: Diagnostic criteria and pitfalls. Arch Pathol Lab Med 14(11): 1462-1468.
6. Andrea CS, Maggie G, Marcus V, Christopher N and Rashid-Kolvear F (2019) The incidence of acute myeloid leukemia in Calgary, Alberta, Canada: A retrospective cohort study. BMC Public Health 18: 94.
7. Shrestha S, Shrestha J, Pun CB et al (2013) Immunophenotypic study of acute leukemia by flow cytometry at BPKMCH. Journal of Pathology of Nepal 3.
8. Johansson U, Bloxham D, Couzens S et al (2014) Guidelines on the use of multicolour flow cytometry in the diagnosis of haematological neoplasms. British Committee for Standards in Haematology. Br J Haematol 165(4): 455-488.
9. Galera PK, Jiang C and Braylan R (2019) Immunophenotyping of acute myeloid leukemia. Methods Mol Biol 2032: 281-296.
10. Terwilliger T and Abdul-Hay M (2017) Acute lymphoblastic leukemia: A comprehensive review and 2017 update. Blood cancer journal 7(6): 577-577.
11. DiGiuseppe JA and Wood BL (2019) Applications of Flow cytometric immunophenotyping in the diagnosis and posttreatment monitoring of B and T lymphoblastic leukemia/lymphoma. Cytometry B Clin Cytom 96(4): 256-265.