Đánh giá mẫu nội kiểm tự sản xuất cho xét nghiệm các chỉ số huyết thanh

  • Phạm Viết Tân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Thị Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cẩm Thạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Thu Hà Bệnh viện Xanh Pôn
  • Trần Thị Chi Mai Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Mẫu nội kiểm, chỉ số huyết thanh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định độ đồng nhất và ổn định của mẫu nội kiểm tự sản xuất cho các chỉ số huyết thanh (HIL) tại Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 1200ml huyết tương bình thường: Trong, màu vàng nhạt, có giá trị các chỉ số huyết thanh H: < 0,25 Index; chỉ số I: < 30,0 Index; chỉ số L: < 0,3 Index và 3 loại huyết tương: 150ml huyết tương giả huyết tán, 150ml huyết tương có nồng độ bilirubin toàn phần (Bil TP) > 360μmol/L, 150ml huyết tương bình thường được thêm dung dịch intralipid 20% để đạt nồng độ triglycerid > 20mmol/l. Chuẩn bị mẫu nội kiểm cho 3 chỉ số HIL bằng cách pha loãng các mẫu huyết tương trên với mẫu huyết tương bình thường với các tỷ lệ 1:1, bao gồm 3 mức nồng độ cao, trung bình, thấp. Các mẫu nội kiểm được đánh giá độ ổn định ngắn hạn (20 ngày) và dài hạn (90 ngày) theo hướng dẫn của CLSI EP05-A2. Kết quả: Đánh giá độ đồng nhất: Không có sự khác biệt về giá trị H, I, L của các mẫu giữa 2 lần phân tích theo từng mức nồng độ với p>0,05. Độ ổn định ở 4oC trong 20 ngày (CVr 0,2 - 4,15; CVt 0,18 - 4,64), trong 90 ngày (CVr 0,19 - 4,51; CVt 0,17 - 4,72). Độ ổn định ở -20oC trong 20 ngày (CVr 0,15 - 2,96; CVt 0,14 - 3,14), trong 90 ngày (CVr 0,14-2,79; CVt 0,14 - 3,23). Kết luận: Mẫu nội kiểm tự sản xuất cho 3 chỉ số HIL đảm bảo độ đồng nhất và có độ ổn định ngắn hạn (20 ngày) và dài hạn (90 ngày) ở hai điều kiện bảo quản 4oC và -20oC.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Forsman RW (1996) Why is the laboratory an afterthought for managed care organizations?. Clinical Chemistry 42(5): 813-816.
2. Ramsey CA and Wagner C (2015) Sample quality criteria. Journal of AOAC International 98(2): 265-268.
3. Gils C, Frederiksen H, and Nybo M (2017) Hemolysis-icterus-lipemia index analysis: A national survey on the validation and use on automated equipment. The Journal of Applied Laboratory Medicine 1(4): 450-452.
4. Miller Wg, Erek A, Cunningham TD et al (2011) Commutability limitations influence quality control results with different reagent lots. Clinical chemistry 57(1): 76-83.
5. Lippi G, Cadamuro J, von Meyer A et al (2018) Local quality assurance of serum or plasma (HIL) indices. Clinical biochemistry 54: 112-118.
6. ISO, ISO 13528: Statistical methods for use in proficiency testing by interlaboratory comparison. 2015, Switzerland: International organization for standardization.
7. Gabaj NN, Miler M, Vrtarić A et al (2018) Precision, accuracy, cross reactivity and comparability of serum indices measurement on Abbott Architect c8000, Beckman Coulter AU5800 and Roche Cobas 6000 c501 clinical chemistry analyzers. Clinical Chemistry and Laboratory Medicine (CCLM) 56(5): 776-788.
8. Guder WG, da Fonseca-Wollheim F, Heil W et al (2000) The haemolytic, icteric and lipemic sample recommendations regarding their recognition and prevention of clinically relevant interferences. Recommendations of the Working Group on Preanalytical Variables of the German Society for Clinical Chemistry and the German Society for Laboratory Medicine. LaboratoriumsMedizin/Journal of Laboratory Medicine 24(8): 357-364.
9. Nikolac N (2014) Lipemia: Causes, interference mechanisms, detection and management. Biochemia medica 24(1): 57-67.
10. Chiu N and Christopoulos TK (2012) Advances in immunoassay technology. BoD–Books on Demand.
11. Grafmeyer D, Bondon M, Manchon M et al (1995) The influence of bilirubin, haemolysis and turbidity on 20 analytical tests performed on automatic analysers. Clinical Chemistry and Laboratory Medicine 33(1): 31-52.
12. Institute CLS (2012) Hemolysis, icterus, and lipemia/turbidity indices as indicators of interference in clinical laboratory analysis; approved guideline. CLSI C56-A document. Clinical Laboratory Standards Institute Wayne, PA 32(10).
13. Lippi G et al (2018) Internal quality assurance of HIL indices on Roche Cobas c702. PloS ONE 13(7): e0200088.