Đặc điểm lâm sàng của nang nhầy tuyến nước bọt phụ

  • Phùng Thủy Tiên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Lê Thị Thu Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hồng Minh Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương
  • Nhữ Thị Chín Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nang nhầy môi, nang nhầy tuyến nước bọt phụ, chất nhầy

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của nang nhầy tuyến nước bọt phụ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 27 nang nhầy tuyến nước bọt phụ, được chẩn đoán và điều trị tại Phòng Laser - phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021. Kết quả: Nang nhầy gặp nhiều ở người trưởng thành với độ tuổi trung bình 24,87 ± 4,76 năm, nữ gặp nhiều hơn nam, tỷ lệ nang có tiền sử bị vỡ và tái phát là 33,3%. Vị trí nang nhầy ở môi dưới chiếm đa số với 66,6%. Kích thước trung bình là 1,83 ± 0,82cm. Yếu tố nguy cơ gồm sang chấn mạn tính và chấn thương chiếm 25,9%, cắn môi chiếm 11%. Triệu chứng cơ năng chủ yếu là sưng gây vướng chiếm 88,7%, tỷ lệ đau chiếm 11%, 88,9% nang là khối đơn lẻ, 11,1% nang dạng chùm, 7,4% nang có niêm mạc chia thành thùy múi. Kết luận: Nang nhầy tuyến nước bọt phụ có triệu chứng lâm sàng nghèo nàn chủ yếu là sưng, vướng, ít đau, không rõ nguyên nhân (kích thước nhỏ 1,83cm) và dễ vỡ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Cẩm Thơ, Đặng Triệu Hùng, Lê Thị Thu Hải (2020) Đặc điểm lâm sàng nang nhầy môi và nang nhái sàn miệng được điều trị bằng phương pháp mở thông vi thể. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 497, tháng 12, số 2, tr. 193-197.
2. Chi Angela C et al (2011) Oral mucoceles: A clinicopathologic review of 1,824 cases, including unusual variants. Journal of oral and maxillofacial surgery: Official journal of the American Association of Oral and Maxillofacial Surgeons 69(2011): 1086-1093.
3. Choi YJ, Byun JS, Choi JK, Jung JK (2013) Identification of predictive variables for the recurrence of oral mucocele. Med Oral Patol Oral Cir Bucal 24(2): 231-235.
4. Bansal, Shallu et al (2017) Comparison of micromarsupialization and modified micromarsupialization for the management of mucocoele of lower lip: A prospective randomized clinical trial. Journal of maxillofacial and oral surgery 16(4): 491-496. doi:10.1007/s12663-017-1004-0.
5. Nagaveni N, Meghna B, Pathak S (2015) Mucoceles of the oral cavity in Indian pediatric patients: A retrospective study.
6. Lewandowski B, Brodowski R, Pakla P, Makara A, Stopyra W, Startek B (2016) Mucoceles of minor salivary glands in children. Own clinical observations. Dev Period Med 20(3): 235-242. PMID: 27941195.
7. Giraddi GB, Saifi AM (2016) Micro-marsupialization versus surgical excision for the treatment of mucoceles. Ann Maxillofac Surg 6(2): 204-209. doi: 10.4103/2231-0746.200324. PMID: 28299258; PMCID: PMC5343628.
8. Guang ZX, Chuang QY (2010) Multiple superficial mucoceles on lower lip, soft palate, retromolar region, and floor of mouth. Jounal of Oral and maxillofacial Surgery 68(10): 2601-2603.
9. Yagüe-García J, España-Tost AJ, Berini-Aytés L & Gay-Escoda C (2009) Treatment of oral mucocele-scalpel versus CO2 laser. Medicina oral, patologia oral y cirugia bucal 14(9): 469-474.