Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Vũ Văn Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hoàng Ngọc Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Chấn thương bụng kín, vỡ lách, điều trị bảo tồn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách trong chấn thương bụng kín. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu và mô tả không có nhóm chứng các trường hợp vỡ lách trong chấn thương bụng kín được điều trị bảo tồn, từ tháng 06 năm 2015 đến tháng 01 năm 2021, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Có 161 bệnh nhân vỡ lách do chấn thương bụng kín nhập viện, trong đó: 142 (88,2%) bệnh nhân được điều trị bảo tồn và 19 (11,8%) bệnh nhân phải mổ cắt lách cấp cứu. Tuổi trung bình là 37,42 ± 14,83 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 3,3; tai nạn giao thông là nguyên nhân chính gây ra vỡ lách (73,95%). Các triệu chứng lâm sàng: Đau bụng (100%), chướng bụng (73,24%), sây sát thành bụng (58,45%) và cảm ứng phúc mạc (13,38%); tổn thương phối hợp hay gặp nhất là chấn thương ngực kín (12,97%). Siêu âm: Dịch ổ bụng (92,96%), tổn thương nhu mô (69,01%). Chụp cắt lớp vi tính: Dịch ổ bụng (96,48%), vị trí đường vỡ lách (78,87%), tụ máu trong lách (53,52%), tụ máu dưới bao (10,56%) và thoát chất cản quang (2,82%); vỡ lách độ II và III chiếm phần lớn với tỷ lệ lần lượt là: 26,76% và 59,86%. Điều trị bảo tồn thành công: 140 (98,59%) bệnh nhân và 02 (1,41%) bệnh nhân thất bại phải chuyển mổ cắt lách. Tỷ lệ bệnh nhân cần truyền máu (29,58%). Thời gian nằm viện trung bình: 8,47 ± 3,97 ngày. Kết luận: Điều trị bảo tồn vỡ lách do chấn thương bụng kín là an toàn và hiệu quả với tỷ lệ thành công cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Maung AA, Kaplan JL (2021) Management of splenic injury in the adult trauma patient. www.uptodate.com.
2. Zarzaur BL, Rozycki GS (2017) An update on nonoperative management of the spleen in adults. Trauma Surg Acute Care Open 2: 1-7.
3. Roy P, Mukherjee R, Parik M (2018) Splenic trauma in the twenty-first century: Changing trends in management. Ann R Coll Surg Engl 100: 650-656.
4. Trần Ngọc Dũng (2019) Nghiên cứu điều trị không mổ vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Trần Văn Đáng (2010) Nghiên cứu chỉ định và kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
6. AAST injury scaling and scoring system (2002). Spleen injury scale. Table 7 (1994).
7. Jabbour G, Al-Hassani A, El-Menyar A, Abdelrahman H, Peralta R, Ellabib M, Al-Jogol H, Asim M, Al-Thani H (2017) Clinical and radiological presentations and management of blunt splenic trauma: A Single Tertiary Hospital Experience. Med Sci Monit 23: 3383-3392.
8. Teuben MP, Spijkerman R, Blokhuis TJ, Pfeifer R, Teuber H, et al (2018) Safety of selective nonoperative management for blunt splenic trauma: The impact of concomitant injuries. Patient Safety in Surgery 12: 32.
9. Coccolini F, Fugazzola P, Morganti L et al (2019) The World Society of Emergency Surgery (WSES) spleen trauma classification: A useful tool in the management of splenic trauma. World Journal of Emergency Surgery 14: 30.
10. Tugnoli G, Bianchi E, Biscardi et al (2015) Nonoperative management of blunt splenic injury in adults: There is (still) a long way to go. The results of the Bologna‐Maggiore Hospital trauma center experience and development of a clinical algorithm. Surg Today 45: 1210-1217.