Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa năm 2020

  • Lê Duy Cương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Hoàng Trung Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Vũ Giang Trường Cao đẳng Hậu cần 1
  • Vũ Xuân Nghĩa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sốt xuất huyết dengue, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue (SXHD) đến khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán SXHD từ tháng 3 đến tháng 8/2020. Bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp, khám lâm sàng và làm xét nghiệm. Kết quả: Nam chiếm tỷ lệ 60,8%, độ tuổi trung bình là 31,1 ± 20,03 năm. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là sốt (92,2%), nghiệm pháp dây thắt (+) (52,0%), đau cơ (34,3%), đau khớp (34,3%), chân tay lạnh (18,6%), xuất huyết dưới da (16,7%), mạch nhanh (15,7%). Các triệu chứng ít gặp hơn là xuất huyết niêm mạc (6,9%), li bì chiếm 3,0% và vật vã chiếm 2,0%. Tỷ lệ tiểu cầu giảm chiếm 28,4%, hematocrite giảm nhẹ chiếm 27,5%, bạch cầu giảm chiếm 9,8% hồng cầu giảm nhẹ chiếm 13,7%. Men gan tăng nhẹ gồm: SGOT chiếm 18,6% cao hơn so với SGPT là 12,7%. Kết luận: Các bệnh nhân đều ở thể SXHD nhẹ, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng phong phú nhưng hay gặp nhất là sốt, nghiệm pháp dây thắt (+), đau cơ, đau khớp, chân tay lạnh, hạ huyết áp, xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm nhẹ, hematocrite tăng nhẹ, hồng cầu giảm nhẹ. Tỷ lệ men gan SGOT tăng cao hơn so với SGPT cho thấy cần chú ý tổn thương cơ trong quá trình bệnh SXHD.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. WHO. Dengue and severe dengue [Internet]. 2020 [cited 2021 Jan 18]. Available from: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/ detail/ dengue-a nd-severe-dengue
2. Nguyen-Tien T, Lundkvist Å, Lindahl J (2019) Urban transmission of mosquitoborne flaviviruses a review of the risk for humans in Vietnam. Infect Ecol Epidemiol 9(1): 1660129.
3. WHO Vietnam. Dengue in Viet Nam [Internet]. 2020 [cited 2020 Mar 20]. Available from: https://www.who.int/vietnam/health-topics/dengue.
4. WHO (2009) Dengue haemorrhagic fever. Diagnosis, treatment. Prevention and control, Geneva.
5. Bộ Y tế (2019) quyết định 3705/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết.
6. Nguyễn Đăng Mạnh (2018) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại Khu Dã chiến điều trị sốt xuất huyết, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2017. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 3(7) tr. 7-14.
7. Huy BV, Thuy DT, Van Kinh N, Ngan TT, Hung NT, Minh NN, Truong NT, Chau NV (2019) Epidemiological and Clinical Features of Dengue Infection in Adults in the 2017 Outbreak in Vietnam. Biomed Res Int 2019: 3085827.
8. Adnan Imam, Prashanth ED (2019) Clinical profile of Dengue infection at a center in north Karnataka, India. Glob J Infect Dis Clin Res 5(1): 006-009.
9. Hoàng Thái Dương, Nguyễn Quang Trung (2013) Đặc điểm và diễn tiến lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân người lớn sốt xuất huyết dengue có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng. Tạp chí Y học Thành phố hồ Chí Minh, tập 17 (số 1), tr. 198-203.
10. Toan DT, Hoat LN, Hu W, Wright P, Martens P (2015) Risk factors associated with an outbreak of dengue fever/dengue haemorrhagic fever in Hanoi, Vietnam. Epidemiol Infect 143(8): 1594-1598.