Nhận xét về một số bệnh ung thư ở người tham gia kháng chiến có phơi nhiễm chất độc hoá học được khám giám định tại Trung tâm Giám định Y khoa Hà Nội

  • Nguyễn Hồng Hiên Trung tâm Giám định Y khoa Hà Nội
  • Vũ Quang Toản Bệnh viện K
  • Đặng Văn Châu Trung tâm Giám định Y khoa Hà Nội
  • Trịnh Thị Hoàn Trung tâm Giám định Y khoa Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Ung thư, phơi nhiễm chất độc hóa học

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm một số bệnh ung thư ở người tham gia trong cuộc kháng chiến có phơi nhiễm chất độc hóa học và đánh giá tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh ung thư gây ra. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 191 trường hợp cựu binh liên quan phơi nhiễm chất độc hóa học mắc các bệnh ung thư được quy định tại Điều 2 của Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 khám giám định tại Trung tâm Giám định Y khoa Hà Nội từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2017. Kết quả: 3,66% có thời gian tiếp xúc dưới 1 năm, 75,92% có thời gian tiếp xúc ≥ 3 năm. Bệnh ung thư phế quản phổi 45,02%, ung thư thanh quản 15,18%, ung thư gan nguyên phát 14,66%, ung thư tuyến tiền liệt 10,99%, u lympho ác tính không Hodgkin 8,9%, các bệnh ung thư khác thường thấy trên quần thể phơi nhiễm Dioxin ít gặp hơn. Giai đoạn bệnh 1, 2, 3 và 4 tương ứng là 10,99%; 20,42%; 28,27% và 40,31%. 37,17% trường hợp được điều trị phối hợp 2 phương pháp trở lên. Các trường hợp khác chỉ điều trị đơn thuần một phương pháp xạ trị, hóa chất, phẫu thuật. 12,56% điều trị bằng: Đốt sóng cao tần, nút mạch + điều trị đích. Có 98,96% tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, trong đó tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 71 - 80% chiếm tỷ lệ cao nhất (43,23%). 20,94% đối tượng sống còn tại thời điểm 5 năm. Kết luận: Các cựu binh phơi nhiễm chất độc hóa học trong thời gian tham gia kháng chiến mắc ung thư phế quản phổi 45,02%, ung thư thanh quản 15,18%, ung thư gan nguyên phát 14,66%, ung thư tuyến tiền liệt 10,99%, u lympho ác tính không Hodgkin 8,9%, các bệnh ung thư khác thường gặp trên quần thể phơi nhiễm Dioxin đều gặp. Các bệnh ung thư thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên dù được điều trị phối hợp nhiều phương pháp nhưng thời gian sống thêm khá ngắn. Mức độ thương tật ảnh hưởng tới cơ thể nặng nề.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Amanda KA, Christopher JK (2019) Chemical factors, cancer: Principles and practice of oncology, 11th edition. Lippincott William and Wilkins.
2. Stellman JM et al (2003) The extent and patterns of usage of Agent Orange and other herbicides in Vietnam. Nature 422: 681-687.
3. Veterans and Agent Orange: Health Effects of Herbicides Used in Vietnam, Committee to Review the Health Effects in Vietnam Veterans of Exposure to Herbicides Division of Health Promotion and Disease Prevention INSTITUTE OF MEDICINE, NATIONAL ACADEMY PRESS, Washington, D.C. 1994. 833.
4. American Cancer Society: Agent Orange and Cancer Risk, cancer.org, Last Medical Review: February 11, 2019 Last Revised: June 9, 2020.
5. Kyle Steenland et al (2004) Dioxin revisited: developments since the 1997 IARC classification of Dioxin as a human carcinogen. Environmental Health Perspectives 112(13): 1265-1268.
6. Howard Frumkin (2003) Agent orange and cancer: An overview for clinicians. Environmental Carcinogens 53(4): 245-255.
7. Lê Bách Quang, Ðoàn Huy Hậu, Hoàng Văn Lương và cộng sự (2004) Nghiên cứu các bệnh liên quan đến chất độc hoá học/dioxin ở cựu chiến binh Việt Nam 1-5; https://vn-agentorange.org/
8. U.S Department of Health and Human Services Public Health Service, Centers for Disease Control: Selected Cancers Study, The Association of Selected Cancers with Service in the U.S. Military in Vietnam, Final Report, The Selected Cancers Cooperative Study Group, September 1990.
9. Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và LĐTBXH, hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.