Quản lý tương tác thuốc trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

  • Nguyễn Thành Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Dương Thị Vân Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thành Long Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thanh Tuyền Bệnh viện Tâm thần Trung ương
  • Phạm Văn Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, dược lâm sàng, tương tác thuốc

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích hiệu quả hoạt động dược lâm sàng trong quản lý tương tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 382 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện từ ngày 01/03/2021 đến 31/03/2021 phát hiện được 161 lượt TTT (16 cặp TTT) trên 127 bệnh nhân. Các lượt TTT phát hiện được đều ở mức độ nghiêm trọng, trong đó tương tác thuốc theo cơ chế dược lực học chiếm tỷ lệ 56,5%. 3 cặp TTT phổ biến nhất cùng với tần suất trên bệnh nhân là: Diazepam-olanzapin (6,0%), clozapin-risperidon (5,5%), clozapin-haloperidol (4,5%). Tất cả 161 lượt TTT phát hiện đều được trao đổi với bác sĩ điều trị, trong đó 80,1% số lượt tư vấn được bác sĩ chấp thuận; 18,0% bác sĩ chấp thuận một phần và 1,9% bác sĩ không chấp thuận với sự tư vấn của dược sĩ. Ghi nhận 29,5% lượt TTT được xử trí điều chỉnh qua các hình thức hiệu chỉnh liều, ngừng thuốc, thay thế thuốc và theo dõi thêm điện tâm đồ. Kết luận: Bước đầu đã phân tích được hiệu quả của hoạt động dược lâm sàng trong quản lý TTT bất lợi trên bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Alicia Gunterus, Shruti Lopchuk et al (2016) Quantitative and economic analysis of clinical pharmacist interventions during rounds in an acute care psychiatric hospital. Ment Health Clin 6(5): 242-247.
2. João Paulo Vilela Rodrigues, Fabiana Angelo Marques et al (2019) Analysis of clinical pharmacist interventions in the neurology unit of a Brazilian tertiary teaching hospital. Clinical Trial PLoS One, 14(1): e0210779
3. Maria Conchita Ocana-Zurita, Isela E. Juarez-Rojop (2016) Potential drug-drug interaction in Mexican patients with schizophrenia. Expert Opinion on Drug Metabolism & Toxicology 12(4): 249-253.
4. Chadwick B, Waller D et al (2005) Potentially hazardous drug interactions with psychotropics. Advances in Psychiatric Treatment 11: 440-449.
5. Egger SS, Drewe J et al (2003) Potential drug-drug interactions in the medication of medical patients at hospital discharge. Eur J Clin Pharmacol 58(11): 773-778.
6. Hansten PD, Horn JR (2011) Drug interactions: analysis and management lippincott williams and wilkin.
7. Mezgebe Haftay Berhane, Seid Kalid %J J. Sci. Innov. Res (2015) Prevalence of potenial drug-drug interactions among psychitric patients in Ayder referral hospital, Mekelle, Tigray, Ethiopia. 4: 71-75.
8. Thomson Daniel, Berk Michael et al (2015) Tobacco use in bipolar disorder. Clinical psychopharmacology and neuroscience: The official scientific journal of the Korean College of Neuropsychopharmacology 13(1): 1-11.
9. The Government of Viet Nam. Decree No. 131/2020/NĐ-CP (2020) Regulation on clinical pharmacy organization and activities at clinical settings.