Nghiên cứu đặc điểm sử dụng thuốc hạ huyết áp và hạ đường máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đái tháo đường typ 2

  • Trần Thái Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Đình Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tăng huyết áp, đái tháo đường, thuốc điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2; đánh giá hiệu quả kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp: 426 bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp có kèm đái tháo đường týp 2 điều trị tại Viện Điều trị Cán bộ cao cấp Quân đội - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 08/2019 đến tháng 12/2020. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu từ hồ sơ bệnh án. Kết quả: Tất cả các thuốc hạ áp gặp trong mẫu nghiên cứu đều nằm trong danh mục thuốc hạ áp theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp chủ yếu được sử dụng là ức chế hệ RAA (65,8%), chẹn kênh calci (37,1%), 58,5% bệnh nhân được điều trị theo phác đồ đa trị liệu trong đó kiểu phối hợp ức chế hệ RAA và chẹn kênh calci là phổ biến chiếm 17,6%. Trong các thuốc điều trị đái tháo đường, nhóm biguanid và insulin được sử dụng nhiều nhất (57,3% và 44,8%), 67,4% được điều trị theo phác đồ đa trị trong đó kiểu phối hợp nhóm Sulphonylurea và biguanid là phổ biến chiếm 10,9%. Có tương đối nhiều tương tác giữa các thuốc điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường (trung bình có 2,4 tương tác/1 đơn thuốc và 73,4% đơn thuốc là có tương tác), các tương tác đều ở mức độ trung bình và không có ý nghĩa lâm sàng. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu trước khi ra viện là rất cao, chiếm 97,3%. Kết luận: Phác đồ thuốc đa trị là cao hơn đơn trị trong sử dụng điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường. Tương tác giữa thuốc điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường chiếm tỷ lệ khá cao, đều ở mức độ nhẹ và trung bình và hầu hết bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu khi ra viện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế Việt Nam (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020.
2. Bộ Y tế Việt Nam (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết-chuyển hóa.
3. Đoàn Thị Thu Hương (2015) Phân tích thực trạng dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an. Luận văn thạc sỹ y dược, Đại học Y Hà Nội.
4. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt nam (2018) Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
5. Lữ Thụy Hồng Ân (2017) Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Khóa luận Tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Tây Đô.
6. Thái Khoa Bảo Châu (2016) Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 32.
7. James PA, Oparil S, Carter BL et al (2014) Evidence-Based Guideline for the Management of High Blood Pressure in Adults: Report From the Panel Members Appointed to the Eighth Joint National Committee (JNC 8). JAMA 311(5): 507–520.
8. Khalil Al Ajmi (2020) Utilization of Antihypertensive Drugs in Diabetic Patients in Sultan Qaboos University Hospital. Biomedical Journal of Scientific & Technical Research 32(5): 25400-25412.
9. Sweileh WM (2009) Evaluation of antihypertensive therapy in diabetic hypertensive patients: Impact of ischemic heart disease. Pharmacy Practice 7(1): 40-46.
10. Vikash Verma (2019) A study on drug utilization pattern of antihypertensive drugs in hypertensive diabetic patients. International Journal of Basic & Clinical Pharmacology 8(10): 2242-2246.
11. U.S National Kidney Foundation (2002) K/DOQI clinical practice guidelides for chronic kidney disease: Evaluation, classification and stratification. Am J Kidney Dis 39(2-1): 1-266.