Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trên bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trước và sau khi bệnh viện xây dựng và ban hành hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thiết kế trước-sau được thực hiện trên các bệnh nhân phẫu thuật sạch hoặc sạch - nhiễm tại Bệnh viện Hữu nghị, so sánh tỷ lệ tuân thủ các tiêu chí của việc sử dụng kháng sinh dự phòng ở giai đoạn trước và sau khi ban hành hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng. Các tiêu chí được so sánh giữa hai giai đoạn bao gồm: Chỉ định, đường dùng, liều dùng, thời điểm dùng, lặp lại liều, thời gian dùng, tuân thủ gộp. Kết quả: Tổng cộng 82 lượt phẫu thuật ở hai giai đoạn, trong đó 100% chỉ định kháng sinh dự phòng phù hợp phân loại phẫu thuật. Sau ban hành hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng, tỷ lệ lựa chọn kháng sinh hợp lý, dùng đúng thời điểm, đúng liều tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thời gian dùng kháng sinh vẫn còn kéo dài, trung vị 7 ngày. Tỷ lệ tuân thủ toàn bộ hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng ở hai giai đoạn là 2,4% và 24,3% (p<0,05). Không bệnh nhân nào có nhiễm khuẩn vết mổ. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý cải thiện đáng kể sau khi hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng ban hành, đặc biệt với các tiêu chí về lựa chọn, liều dùng và thời điểm dùng; điều này cho thấy hiệu quả của việc ban hành hướng dẫn. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng kháng sinh vẫn còn kéo dài, gợi ý cần có thêm các giải pháp tiếp tục để quản lý sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện hiệu quả.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2012) Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ.
3. Chi Trần Lan Chi (2018) Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại Bệnh viện Vinmec Times City. Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Agodi A, Barchitta M et al (2015) Appropriate perioperative antibiotic prophylaxis: Challenges, strategies, and quality indicators. Epidemiologia e prevenzione 39(4-1): 27-32.
5. Ansari S, Hassan M et al (2019) Risk factors associated with surgical site infections: A retrospective report from a developing country. Cureus 11(6): 4801.
6. Bratzler DW, Dellinger EP et al (2013) Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery. American journal of health-system pharmacy: AJHP: Official journal of the American Society of Health-System Pharmacists 70(3): 195-283.
7. Cabana MD, Rand CS et al (1999) Why don't physicians follow clinical practice guidelines? A framework for improvement. JAMA 282(15): 1458-1465.
8. Ierano C, Thursky K et al (2019) Influences on surgical antimicrobial prophylaxis decision making by surgical craft groups, anaesthetists, pharmacists and nurses in public and private hospitals. PLoS ONE 14(11): 0225011.
9. Shabanzadeh DM, Sorensen LT (2012) Laparoscopic surgery compared with open surgery decreases surgical site infection in obese patients: A systematic review and meta-analysis. Annals of surgery 256(6): 934-945.
10. Zhou L, Ma J et al (2016) Optimizing prophylactic antibiotic practice for cardiothoracic surgery by pharmacists' effects. Medicine 95(9): 2753.
11. Dale W Bratzler, Patchen Dellinger E et al (2013) Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery. American Journal of Health-System Pharmacy 70(3): 195-283.