Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn da mô mềm tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

  • Nguyễn Thị Huỳnh Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hà Nguyễn Y Khuê Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đặng Nguyễn Đoan Trang Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Kháng sinh, nhiễm khuẩn da mô mềm

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các tác nhân vi khuẩn gây bệnh, việc sử dụng kháng sinh, tính hợp lý của kháng sinh điều trị các loại nhiễm khuẩn da mô mềm thường gặp và xác định các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 136 bệnh nhân có chẩn đoán áp xe, viêm mô tế bào và nhiễm khuẩn bàn chân đái tháo đường có sử dụng kháng sinh ≥ 3 ngày từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019 tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỷ lệ áp xe, viêm mô tế bào và nhiễm khuẩn bàn chân đái tháo đường lần lượt là 40,4%, 35,3% và 24,3%. Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) được phân lập nhiều nhất (39,1%). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý theo kinh nghiệm và theo tác nhân gây bệnh lần lượt là 25% và 58,5%. Các yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện dài ngày gồm số lần cắt lọc và dẫn lưu, chỉ số bệnh kèm Charlson, nhiễm MRSA và tình trạng phân lập được vi khuẩn gây bệnh. Kết luận: Phối hợp kháng sinh phổ rộng được ghi nhận với tỷ lệ cao và là tác nhân hàng đầu liên quan đến việc sử dụng kháng sinh kinh nghiệm không hợp lý tại cơ sở nghiên cứu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2019) Báo cáo về việc giám sát tác nhân gây bệnh và tính đề kháng kháng sinh của tác nhân gây bệnh trong năm 2019. Số ban hành 2019(1)/ QLCL/BC/1.1.
2. Alabi A et al (2018) Management of superficial and deep-seated Staphylococcus aureus skin and soft tissue infections in sub-Saharan Africa: A post hoc analysis of the StaphNet cohort. Infection. 46(3), 395-404.
3. De With K et al (2016) Strategies to enhance rational use of antibiotics in hospital: A guideline by the German Society for Infectious Diseases. Infection 44(3): 395-439.
4. Furtado GH et al (2019) Early switch/early discharge opportunities for hospitalized patients with methicillin-resistant Staphylococcus aureus complicated skin and soft tissue infections in Brazil. Braz J Infect Dis 23(2): 86-94.
5. Kaye KS et al (2019) Current epidemiology, etiology, and burden of acute skin infections in the united states. Clin Infect Dis 68(3): 193-199.
6. Linder KE et al (2017) Epidemiology, treatment, and economics of patients presenting to the emergency department for skin and soft tissue infections. Hospital Practice 45(1): 9-15.
7. Lipsky BA et al (2012) 2012 Infectious Diseases Society of America clinical practice guideline for the diagnosis and treatment of diabetic foot infections. Clin Infect Dis 54(12): 132-173.
8. Macía-Rodríguez C et al (2017) Skin and soft-tissue infections: Factors associated with mortality and re-admissions. Enfermedades Infecciosas y Microbiología Clínica 35(2): 76-81.
9. Moet GJ et al (2007) Contemporary causes of skin and soft tissue infections in North America, Latin America, and Europe: Report from the SENTRY Antimicrobial Surveillance Program (1998-2004). Diagnostic Microbiology and Infectious Disease 57(1): 7-13.
10. Stevens DL et al (2014) Practice guidelines for the diagnosis and management of skin and soft tissue infections: 2014 update by the infectious diseases society of America. Clin Infect Dis 59(2): 147-159.