Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2020
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả tính kháng kháng sinh và đặc điểm phác đồ kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu sử dụng dữ liệu trên bệnh án điện tử của những bệnh nhân có mẫu cấy máu dương tính với vi khuẩn Gram âm điều trị tại bệnh viện trong năm 2020. Kết quả: 155 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Căn nguyên phổ biến là E. coli (47,1%), K. pneumoniae (28,7%). Tỷ lệ MDR, XDR và PDR lần lượt là 56,7%, 15,9% và 2,5%. Tỷ lệ dùng phác đồ kinh nghiệm dựa trên BL/BLI hoặc carbapenem cao; phù hợp đặc điểm tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn với các kháng sinh này từ khoảng 70% trở lên. Fluoroquinolon là kháng sinh lựa chọn phổ biến trong phác đồ phối hợp kinh nghiệm và theo đích vi khuẩn, trong khi tỷ lệ vi khuẩn còn nhạy cảm với nhóm kháng sinh này khá thấp (dưới 50%). Tỷ lệ bệnh nhân dùng phác đồ kinh nghiệm phù hợp kết quả kháng sinh đồ là 51,0%; tỷ lệ này đối với phác đồ đích là 63,1%. Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm kháng kháng sinh và một số đặc điểm về sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm. Đây là căn cứ quan trọng trong xây dựng hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện cũng như triển khai các hoạt động dược lâm sàng liên quan.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Arjen MD, Martin WD et al (2019) Sepsis management in resource-limited settings. Springer.
3. Dat VQ, Vu HN et al (2017) Bacterial bloodstream infections in a tertiary infectious diseases hospital in Northern Vietnam: Aetiology, drug resistance, and treatment outcome. BMC Infect Dis 17(1): 493.
4. Fujii M, Karumai T et al (2020) Pharmacokinetic and pharmacodynamic considerations in antimicrobial therapy for sepsis. Expert Opin Drug Metab Toxicol 16(5): 415-430.
5. Guan X He L et al (2016) Laboratory diagnosis, clinical management and infection control of the infections caused by extensively drug-resistant Gram-negative bacilli: A Chinese consensus statement. Clin Microbiol Infect, 22(1): 15-25.
6. Johansson M, Phuong DM et al (2011) Need for improved antimicrobial and infection control stewardship in Vietnamese intensive care units. Trop Med Int Health 16(6): 737-743.
7. Kaye KS, Pogue JM (2015) Infections caused by resistant gram-negative bacteria: Epidemiology and management. Pharmacotherapy 35(10): 949-962.
8. Magiorakos AP, Srinivasan A et al (2012) Multidrug-resistant, extensively drug-resistant and pandrug-resistant bacteria: an international expert proposal for interim standard definitions for acquired resistance. Clin Microbiol Infect 18(3): 268-281.
9. Pranita DT, Samuel LA et al (2020) Infectious diseases society of america antimicrobial resistant treatment guidance: Gram-negative bacterial infections. Infectious Diseases Society of America (IDSA).