Thực trạng phản ứng có hại của thuốc (ADR) trên phần mềm quản lý các ADR tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Dương Kiều Oanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Mỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Minh Hồng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Xuân Thu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thành Hải Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Số báo cáo ADR, số ADR, phần mềm quản lý báo cáo ADR

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng phản ứng có hại của thuốc (ADR) trên phần mềm quản lý các ADR tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các ADR thu nhận từ báo cáo trên lâm sàng đang được quản lý trên phần mềm Power BI tại Khoa Dược từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/9/2021. Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Kết quả: Trong 539 báo cáo ADR có 696 ADR nghi ngờ do thuốc (trung bình mỗi báo cáo có 1,29 ADR nghi ngờ do thuốc). Phần lớn các báo cáo ADR được làm bởi các dược sĩ (chiếm 55,8%) và bác sĩ (chiếm 42,1%). Hầu hết các ADR ở mức độ trung bình (50,4%) và nhẹ (35,8%). Số ADR ở mức độ nặng chiếm 13,2% và tử vong chiếm 0,6%. Một số thuốc thường gây ADR mức độ nghiêm trọng như: Rituximab (1,15%), cefuroxim (1,01%), cyclophosphamid (0,72%), iohexol (0,57%), cisplatin (0,57%), mesna (0,57%). Sau khi xử trí ADR, 93,9% bệnh nhân được hồi phục, một tỷ lệ nhỏ chưa hồi phục chiếm 5,7% hoặc tử vong chiếm 0,4%. Kết luận: Nghiên cứu này đã mô tả được thực trạng phản ứng có hại của thuốc dựa trên các báo cáo ADR trong phần mềm quản lý báo cáo ADR từ ngày 01/1/2019 đến ngày 30/9/2021 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021) Hướng dẫn Quốc Gia về Cảnh giác dược. Quyết định số 122/QĐ-BYT, ngày 11/01/2021.
2. Nguyễn Tấn Sĩ (2008) Khảo sát tình hình ADR và công tác báo cáo ADR tại Bệnh viện C Đà nẵng. Báo cáo tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đỗ Ngọc Trâm (2013) Khảo sát tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011-2012. Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Alexopoulou A, Dourakis SP, Mantzoukis D, Pitsariotis T, Kandyli A, Deutsch M et al (2008) Adverse drug reactions as a cause of hospital admissions: A 6‐month experience in a single center in Greece. Eur J Intern Med 19: 505-510.
5. Claudia G, Paola MC, Eleonora M, Giuseppina TR, Giuseppe M, Giorgio B, Franco R, Rosarita F, Edoardo S, Vincenzo A (2018) Adverse drug reactions in hospitalized patients: Results of the FORWARD (Facilitation of Reporting in Hospital Ward) study. Front. Pharmacol 11.
6. Khabbal Y, Alami L, Nejjari C (2012) Introduction of pharmacovigilance in a new university hospital in Morocco: How and why. East Mediterr Health J 18(6): 648-652.
7. Lazarou Lazarou J (1998) Incidence of adverse drug reactions in hospitalised: A meta-anylasis of prospective studies. Journal of Amerian Medical Association 279: 1200-1205.
8. Sze Ling Chan, Xiaohui Ang, Levana L Sani, Hong Yen Ng, Michael D Winther, Jian Jun Liu, Liam R Brunham, Alexandre Chan (2016) Prevalence and characteristics of adverse drug reactions at admission to hospital: a prospective observational study. Br J Clin Pharmacol 82(6): 1636-1646.