Đánh giá hiệu quả điều trị của một số phác đồ kháng sinh sử dụng trên bệnh nhân tại Khoa Điều trị Bỏng trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác trong năm 2019

  • Lương Quang Anh Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
  • Nguyễn Thị Thùy Dung Bệnh viện K Trung ương
  • Lương Tuấn Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh nhân trẻ em, bỏng, phác đồ kháng sinh, hiệu quả

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của một số phác đồ kháng sinh sử dụng trên bệnh nhân tại Khoa Điều trị Bỏng trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác trong năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu bệnh án của 705 bệnh nhân được điều trị tại Khoa Điều trị Bỏng trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 01/1/2019 đến ngày 31/12/2019. Các dữ liệu được tính toán và so sánh bằng kết quả điều trị giữa các phác đồ kháng sinh. Kết quả: Phác đồ kháng sinh ban đầu thành công ở 82,98% số bệnh nhân, trong đó phác đồ dự phòng có tỷ lệ thành công là 86,17% (kháng sinh macrolid chiếm 91,05%, kiểu kết hợp penicillin & ức chế β-lactamase + aminoglycosid chiếm tỷ lệ cao), phác đồ điều trị có tỷ lệ thành công 81,19% (kháng sinh penicillin & ức chế β-lactamase chiếm 62,40%, chủ yếu phối hợp với aminoglycosid). Phác đồ kháng sinh thay thế chỉ có 1 thuốc chiếm 76,67% (kháng sinh macrolid được sử dụng nhiều nhất là 38,04%), trong phác đồ phối hợp 2 thuốc thì sự phối hợp giữa aminoglycosid với các nhóm kháng sinh khác chiếm đa số (92,86%). Kết luận: Các phác đồ kháng sinh được sử dụng tại Khoa Điều trị Bỏng trẻ em có hiệu quả cao trong điều trị nhiễm khuẩn trên bệnh nhân bỏng với các nhóm kháng sinh điển hình là macrolid, penicillin & ức chế β-lactamase và aminoglycosid.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Viện Bỏng Quốc gia (2006) Hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu, điều trị và dự phòng bỏng cho trẻ em. Dự án phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, tr. 29-31.
2. Seah R et al (2019) Hospitalised burns in children up to 16 years old: A 10-year population-based study in Australia. Journal of Paediatrics and Child Health 55(9): 1084-1090.
3. Murphy B et al (2008) Burns antimicrobial prescribing guidelines. Salisbury NHS.
4. Chahed J et al (2014) Burns injury in children: Is antibiotic prophylaxis recommended? African Journal of Paediatric Surgery 11(4): 323-325.
5. Học viện Quân y (2018) Giáo trình Bỏng. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 236-249.
6. Phạm Thị Thu Hiền (2003) Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bỏng tại Khoa Trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, Đại học Dược Hà Nội.
7. Lê Thế Trung (2008) Bỏng - sách chuyên khảo sau đại học. Học viện Quân y, tr. 9-163.
8. Nguyễn Văn Bàng (2003) Sổ tay sử dụng kháng sinh trong nhi khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 21-24, tr. 97.