Tầm soát biến cố giảm bạch cầu trung tính liên quan đến vancomycin thông qua kết quả xét nghiệm huyết học tại Bệnh viện Bạch Mai

  • Trần Lê Vương Đại Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Ngân Hà Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Bùi Thị Ngọc Thực Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thu Minh Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Quỳnh Hoa Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Nhân Thắng Bệnh viện Bạch Mai
  • Vũ Đình Hòa Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Hoàng Anh Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Giảm bạch cầu trung tính, vancomycin, phản ứng có hại của thuốc, sàng lọc kết quả xét nghiệm

Tóm tắt

Mục tiêu: Tầm soát, phát hiện và mô tả đặc điểm biến cố giảm bạch cầu trung tính liên quan đến vancomycin trên bệnh nhân nội trú thông qua sàng lọc kết quả xét nghiệm huyết học. Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên bệnh nhân nội trú điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai có kết quả xét nghiệm số lượng bạch cầu trung tính < 1,5G/L và có sử dụng vancomycin được xác định từ cơ sở dữ liệu lưu trữ kết quả xét nghiệm và bệnh án điện tử của bệnh viện trong năm 2019. Quy kết quan hệ nhân quả giữa vancomycin và biến cố giảm bạch cầu trung tính theo thang của WHO-UMC. Kết quả: Có 75 bệnh nhân được đánh giá là giảm bạch cầu trung tính liên quan đến vancomycin trên tổng số 2248 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm giảm bạch cầu trung tính, chiếm tỷ lệ 3,3%. Tỷ lệ bệnh nhân gặp biến cố giảm bạch cầu trung tính liên quan đến vancomycin trên tổng số bệnh nhân sử dụng vancomycin là 2,5%, tương ứng với 0,05% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú trong giai đoạn nghiên cứu. Giảm bạch cầu trung tính liên quan vancomycin đa số ở mức độ nặng và đe dọa tính mạng (57,4%), xuất hiện trung bình sau 1 tuần điều trị vancomycin (52,0%), đa số hồi phục trong vòng 1 tuần (54,7%) sau khi sử dụng các biện pháp xử trí. Kết luận: Phương pháp sàng lọc kết quả xét nghiệm giúp tăng cường phát hiện và đánh giá biến cố giảm bạch cầu trung tính do vancomycin thường ít được ghi nhận thông qua kênh báo cáo tự nguyện từ nhân viên y tế, từ đó định hướng cho các can thiệp giảm thiểu nguy cơ liên quan đến thuốc trong thực hành lâm sàng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021) Hướng dẫn Quốc gia về Cảnh giác Dược. tr. 11-42.
2. Bộ Y tế (2007) Bảng phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Phạm Thị Diệu Huyền và cộng sự (2018) Tầm soát biến cố tăng kali máu liên quan đến thuốc thông qua kết quả xét nghiệm cận lâm sàng tại Bệnh viện Hữu Nghị. Tạp chí Y học Việt Nam, tr. 130-137.
4. Trần Thị Ngọc và cộng sự (2016) Tầm soát tổn thương gan do thuốc thông qua kết quả xét nghiệm cận lâm sàng tại Bệnh viện Hữu Nghị. Tạp chí Nghiên cứu Dược và Thông tin thuốc, tr. 148-155.
5. Bùi Thị Ngọc Thực, Phan Thị Thuý Hằng và cộng sự (2020) Biến cố hạ kali máu liên quan đến thuốc. Tạp chí Y học lâm sàng, số 115, tr. 64-72.
6. Emily Black et al (2011) Vancomycin-Induced Neutropenia: Is it Dose- or Duration-Related?. The Annals of Pharmacotherapy, Volume 45: 629-38.
7. Liu C Bayer A et al (2011) Clinical practice guidelines by the infectious diseases society of america for the treatment of methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections in adults and children. Clin Infect Dis 52(3): 18-55.
8. Manjunath PP Mercier RC et al (2006) Epidemiology of vancomycin-induced neutropenia in patients receiving home intravenous infusion therapy. Ann Pharmacother 40(2): 224-228.
9. Pick AM, Nystrom KK et al (2014) Nonchemotherapy drug-induced neutropenia and agranulocytosis: Could medications be the culprit?. J Pharm Pract 27(5): 447-452.
10. Schimpff S, Satterlee W et al (1971) Empiric therapy with carbenicillin and gentamicin for febrile patients with cancer and granulocytopenia. N Engl J Med 284(19): 1061-105.
11. Tisdale James E (2018) Drug-induced diseases: prevention, detection, and management. American Society of Health-System Pharmacists.
12. World Health Organization (2006) The use of the World Health Organization-Uppsala Monitoring Centre (WHO-UMC) system for standardised case causality assessment.