Hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trong phòng tránh tương tác thuốc - thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

  • Nguyễn Thị Dừa Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Vũ Hồng Hạnh Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Trần Thị Thu Thuỷ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Nguyễn Thị Huyền Thư Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Cấn Khánh Linh Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Tứ Sơn Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thành Hải Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Tương tác thuốc chống chỉ định, thông tin thuốc, Dược sĩ lâm sàng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của can thiệp dược lâm sàng trong phòng tránh tương tác thuốc - thuốc chống chỉ định (TTT CCĐ) trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các đơn kê cho bệnh nhân ngoại trú từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2021 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Nghiên cứu can thiệp có đánh giá trước sau (với can thiệp 1 là cung cấp thông tin thuốc chủ động các cặp TTT đã phát hiện tới các bác sĩ; can thiệp 2 là tập huấn trực tiếp và sau đó hàng tháng cung cấp thông tin thuốc chủ động các cặp TTT đã phát hiện). Các cặp TTT trong đơn được phát hiện bằng phần mềm Navicat®. Kết quả: Trước can thiệp (từ 1/1/2020 đến 30/9/2020), tần suất xuất hiện TTT CCĐ là 0,053%, trong đó có 5 cặp tương tác thuốc xuất hiện gồm simvastatin-clarithromycin (0,025%), clarithromycin-domperidon (0,013%), clarithromycin-alfuzosin (0,009%), gemfibrozil-simvastatin (0,003%), clarithromycin-ivabradin (0,002%). Sau can thiệp 1 (từ ngày 1/10/2020 đến ngày 31/12/2020), tần suất xuất hiện TTT CCĐ giảm có ý nghĩa xuống còn 0,024% (p<0,01). Sau can thiệp 2, không còn xuất hiện bất kỳ lượt TTT CCĐ nào trên đơn kê ngoại trú từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/5/2021. Kết luận: Các can thiệp dược lâm sàng (cung cấp thông tin thuốc chủ động và tập huấn trực tiếp) đã giúp các bác sĩ kê đơn phòng tránh được TTT CCĐ và dược sĩ lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng kê đơn, trong đó có TTT CCĐ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thành Hải và cộng sự (2021) Phân tích tương tác thuốc chống chỉ định trên dữ liệu điện tử bảo hiểm y tế của một số bệnh viện tỉnh Quảng Ninh thông qua phần mềm Navicat®. VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences số 1, tr. 48-56.
2. Nguyễn Thị Huế, Lê Thị Hoàng Hà và cộng sự (2020) Hiệu quả bước đầu của phần mềm cảnh báo hỗ trợ kê đơn trong quản lý tương tác thuốc bất lợi tại Khoa Khám Bệnh. Tạp chí Y học lâm sàng số 119, tr. 92-99.
3. Lê Thị Phương Thảo và cộng sự (2019) Triển khai hoạt động của dược sĩ lâm sàng trong quản lý tương tác thuốc bất lợi tiềm tàng tại Khoa Khám bệnh cán bộ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Luận văn Thạc Sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Trung và cộng sự (2021) Hiệu quả của hệ thống cảnh báo kê đơn thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hội nghị Khoa học chào mừng 70 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, 4/2021.
5. Eljaaly K, Alshehri S et al (2019) Contraindicated drug-drug interactions associated with oral antimicrobial agents prescribed in the ambulatory care setting in the United States. Clinical Microbiology and Infection 25(5): 620-622.
6. Ismail Mohammad, Noor Sidra et al (2018) Potential drug-drug interactions in outpatient department of a tertiary care hospital in Pakistan: a cross-sectional study. BMC Health Services Research 18(1): 762.
7. Jazbar J, Locatelli I et al (2017) Clinically relevant potential drug-drug interactions among outpatients: A nationwide database study. Res Social Adm Pharm 14(6): 572-580.
8. Mirosevic Skvrce Nikica, Macolic Sarinic Viola, et al. (2011) Adverse drug reactions caused by drug-drug interactions reported to Croatian Agency for Medicinal Products and Medical Devices: a retrospective observational study. Croatian medical journal 52(5): 604-614.
9. Obreli Neto PR, Nobili A et al (2012) Prevalence and predictors of potential drug-drug interactions in the elderly: a cross-sectional study in the brazilian primary public health system. J Pharm Pharm Sci 15(2): 344-454.
10. Truven Truven Health Analytics, Micromedex 2.0. Retrieved, from http://www.microme dexsolutions.com.