Vai trò tư vấn của dược sĩ lâm sàng với hiểu biết của người bệnh về thuốc chống đông - chống kết tập tiểu cầu

  • Nguyễn Huy Khiêm Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
  • Hoàng Nguyễn Kim Thoa Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
  • Phạm Hồng Ngọc Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City
  • Nguyễn Hoàng Phương Khanh Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park
  • Bùi Hồng Ngọc Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park
  • Phan Quỳnh Lan Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Main Article Content

Tóm tắt

Hoạt động tư vấn của dược sĩ lâm sàng có thể giúp nâng cao hiểu biết của người bệnh trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc chống đông - chống kết tập tiểu cầu (CĐ). Mục tiêu: Khảo sát mức độ hiểu biết của người bệnh về thuốc CĐ và ảnh hưởng việc tư vấn dược sĩ lâm sàng tới hiểu biết này của người bệnh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu được thực hiện tại Hệ thống y tế Vinmec. Kết quả: Đánh giá kiến thức về thuốc CĐ ở mức trung vị 22,2 (0 - 44,4) điểm (theo thang điểm 100) trước thời điểm tư vấn, tỷ lệ người bệnh nắm được hiểu biết theo từng tiêu chí của bảng điểm dao động từ 0 - 45,1%. Sau khi dược sĩ lâm sàng thực hiện tư vấn thông tin thuốc, mức độ hiểu biết của người bệnh tăng thêm có ý nghĩa với trung vị là 62,5 (33,1 - 88,9) điểm (p<0,001), tỷ lệ trả lời đúng ở 12/13 tiêu chí là > 80%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của dược sĩ lâm sàng trong việc nâng cao kiến thức của người bệnh sử dụng thuốc CĐ dài hạn trong bối cảnh mức độ hiểu biết về nhóm thuốc này của người bệnh còn hạn chế.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bounda, Guy-Armel et al (2013) Assessment and evaluation efficacy of a clinical pharmacist-led inpatient warfarin knowledge education program and follow-up at a Chinese tertiary referral teaching hospital. Archives of Pharmacy Practice 4.4.
2. Choumane, Nermine S et al (2018) A multicenter, prospective study evaluating the impact of the clinical pharmacist-physician counselling on warfarin therapy management in Lebanon. BMC health services research 18(1): 1-7.
3. Kagansky, Nadya, et al (2004) Safety of anticoagulation therapy in well-informed older patients. Archives of internal medicine 164(18): 2044-2050.
4. Luu Ngoc Minh et al (2019) Adherence to antiplatelet therapy after coronary ntervention among patients with myocardial infarction attending vietnam national heart institute. BioMed research international 2019:6585040.
5. Metaxas, Corina et al (2020) Patient knowledge about oral anticoagulation therapy assessed during an intermediate medication review in Swiss community pharmacies. Pharmacy 8(2): 54.
6. Obamiro, Kehinde O, Leanne Chalmers, and Luke RE Bereznicki (2016) Development and validation of an oral anticoagulation knowledge tool (AKT). PLoS One 11(6): 0158071.
7. Salmasi, Shahrzad et al (2020) Adherence to oral anticoagulants among patients with atrial fibrillation: a systematic review and meta-analysis of observational studies. BMJ open 10(4): 034778.