Phân tích hoạt động duyệt phiếu yêu cầu sử dụng thuốc colistin trên bệnh nhân hồi sức tích cực tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Duy Tám Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Thị Mỹ Hoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thu Huyền Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm lâm sàng, vi sinh và đặc điểm kê đơn ban đầu của bệnh nhân chỉ định colistin tại Đơn vị Hồi sức tích cực và đặc điểm hoạt động duyệt phiếu yêu cầu sử dụng colistin (OF) của dược sĩ lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: Toàn bộ bệnh nhân hồi sức tích cực có sử dụng colistin từ ngày 26/2/2020 đến ngày 17/5/2021 tại 02 đơn vị: Trung tâm Hồi sức tích cực và Khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức - Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Kết quả: Có 132 bệnh nhân trong nghiên cứu, trong đó nhóm OF (n = 116); nhóm không có OF (n = 16). 03 vi khuẩn được phân lập nhiều nhất là A. baumannii, K. pneumoniae, P. aeruginosa với tỉ lệ lần lượt là 49,6%, 25,9%, 15,0% tỉ lệ nhạy cảm colistin lần lượt là 92,6%, 76,5%, 88,3%. Có 96 vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc (DRP) được phát hiện và được can thiệp trong quá trình duyệt thuốc với tỉ lệ chấp thuận 75,0%. Tỉ lệ xuất hiện độc tính thận 47,5% trong đó mức độ R - nguy cơ: 82,8%, mức độ I - tổn thương: 17,2%. Tỉ lệ khỏi/đỡ 54,8%, tỉ lệ tử vong/xin về: 45,2%. Kết luận: Bệnh nhân tại khối hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh nhân nặng đến rất nặng, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn bệnh viện đa kháng cao. Việc áp dụng hoạt động duyệt OF colistin trên nhóm bệnh này của dược sĩ đã giúp chuẩn hóa và tối ưu hóa việc sử dụng colistin thông qua các can thiệp trực tiếp khi dược sĩ phát hiện DRP trong quá trình duyệt phiếu OF theo quy trình đã thống nhất. Việc phối hợp giữa bác sĩ và dược sĩ lâm sàng còn làm nâng cao sự chú ý của bác sĩ về sự an toàn cũng như hiệu quả khi sử dụng colistin trên bệnh nhân hồi sức tích cực.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, 708/2015/QĐ-BYT.
2. Bộ Y tế (2020) Quyết định về việc ban hành tài liệu "Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”. Bộ Y tế, 5631/2020/QĐ-BYT.
3. Nguyễn Đức Trung và cộng sự (2019) Phân tích thực trạng sử dụng colistin tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 14, trang 30-36.
4. Lopes, José António and Jorge, Sofia (2012) The RIFLE and AKIN classifications for acute kidney injury: A critical and comprehensive review. Clinical Kidney Journal 6(1): 8-14.
5. Nation, Roger L et al (2017) Dosing guidance for intravenous colistin in critically-ill patients. Clinical infectious diseases: An official publication of the Infectious Diseases Society of America 64(5): 565-571.
6. Plachouras D et al (2009) Population pharmacokinetic analysis of colistin methanesulfonate and colistin after intravenous administration in critically ill patients with infections caused by gram-negative bacteria. Antimicrob Agents Chemother 53(8): 3430-3436.
7. Sader HS et al (2014) Antimicrobial susceptibility of Gram-negative organisms isolated from patients hospitalized in intensive care units in United States and European hospitals (2009-2011). Diagn Microbiol Infect Dis 78(4): 443-448.
8. Solé-Lleonart C et al (2016) Global survey on nebulization of antimicrobial agents in mechanically ventilated patients: A call for international guidelines. Clin Microbiol Infect 22(4): 359-364.
9. Tsuji BT et al (2019) International consensus guidelines for the optimal use of the polymyxins: