Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến di chứng bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2/6/2018 - 2/9/2019)

  • Đào Hữu Nam Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyễn Hồng Sơn
  • Phạm Việt Hùng Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyễn Văn Lâm Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Viêm não Nhật Bản ở trẻ em, di chứng, yếu tố liên quan

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến di chứng bệnh viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ ngày 02/6/2018 đến ngày 02/9/2019. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 93 bệnh nhân bị viêm não Nhật Bản được nhập Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ ngày 02/6/2018 đến ngày 02/9/2019. Kết quả: 93 bệnh nhân, 64 nam và 29 nữ, tuổi trung bình: 6,3 ± 4,1 tuổi, hay gặp nhất là 5 - 10 tuổi (41%), không có bệnh nhân tử vong. Có 48% số bệnh nhân bình phục hoàn toàn không để lại di chứng, 52% số bệnh nhân có di chứng khi ra viện, trong đó nhiều nhất là di chứng về vận động (chiếm 23% tổng số bệnh nhân), di chứng tâm thần-vận động nhiều thứ 2 (chiếm 20% tổng số bệnh nhân), di chứng tâm thần (chiếm 9% tổng số bệnh nhân). Một số yếu tố liên quan đến tình trạng di chứng như: Tiền sử tiêm phòng đầy đủ có tỷ lệ di chứng thấp hơn nhóm không tiêm phòng đầy đủ với OR = 1,575 (95%CI: 1,091 - 2,272), các triệu chứng cổ cứng OR = 3,036 (95%CI: 1,152 - 8,002), Kernig OR = 4,659 (95%CI: 1,411- 15,382), Brudzinski OR = 14,667 (95%CI: 1,820 - 118,224), rối loạn tri giác OR = 4,469 (95% CI: 1,333 - 14,98), liệt vận động OR = 12,88 (95% CI: 3,507 - 47,308), hình ảnh cộng hưởng từ sọ não biểu hiện tổn thương đồi thị OR = 6,296 (95% CI: 2,098 - 18,895) và hình thái tăng tín hiệu trên xung T2 OR = 5,727 (95%CI: 1,933 - 16,971) có mối liên hệ đến tình trạng di chứng của bệnh nhân viêm não Nhật Bản (p<0,05). Yếu tố suy hô hấp không có mối liên hệ đến tình trạng di chứng của bệnh nhân viêm não Nhật Bản (p>0,05). Kết luận: Viêm não Nhật Bản B để lại di chứng cao. Tiền sử tiêm phòng không đủ, hội chứng màng não, rối loạn tri giác, liệt vận động, cùng với hình ảnh cộng hưởng từ sọ não biểu hiện tổn thương đồi thị và tổn thương tăng tín hiệu trên xung T2 là những yếu tố liên quan đến tình trạng di chứng của bệnh nhân viêm não Nhật Bản.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Tsai TR, Solomon T, Vaughn DW (2004) Flaviviruses (yellow fever, dengue, dengue hemorrhagic fever, Japanese encephalitis, West Nile, St Louis encephalitis, tick-borne encephalitis). In: Mandell GL, Bennett JE, Dolin R, eds. Principles and practice of infectious diseases, 6th ed. Philadelphia: Elsevier: 1926-1950.
2. Solomon T, Ni H, Beasley DW et al (2003) Origin and evolution of Japanese encephalitis virus in southeast asia. J Virol 77(5): 3091-3098.
3. Mokkappan S, Basheer A, Iqbal N et al (2015) Bilateral thalamic bleed and cerebral venous sinus thrombosis in Japanese encephalitis. pii: bcr2014207957. doi: 10.1136/bcr-2014-207957.
4. Venkatesan A, Tunkel AR, Bloch KC et al (2013) Case definitions, diagnostic algorithms, and priorities in encephalitis: Consensus statement of the international encephalitis consortium. Clinical Infectious Diseases 57(8): 1114-1128.
5. Yen NT, Duffy MR, Hong NM et al (2010) Surveillance for Japanese encephalitis in Vietnam, 1998-2007. Am J Trop Med Hyg 83(4): 816-819.
6. Turner P, Suy K, Tan L.V et al (2017) The aetiologies of central nervous system infections in hospitalised Cambodian children. BMC Infect Dis 17(1): 806.
7. Olsen SJ, Campbell AP, Supawat K et al (2015) Infectious causes of encephalitis and meningoencephalitis in Thailand, 2003-2005. Emerg Infect Dis 21(2): 280-289.
8. Sunwoo JS, Lee ST, Jung KH et al (2017) Clinical characteristics of severe Japanese encephalitis: A case series from South Korea. Am J Trop Med Hyg 97(2): 369-375.
9. Bùi Vũ Huy, Hoàng Cẩm Tú, Trần Văn Luận (1993) Sơ bộ nhận xét về các rối loạn tâm thần và thần kinh sau VNNB ở trẻ em Việt Nam. Nhi khoa, 2(1), tr. 28-33.
10. Hà Thị Lãm (1993) Nghiên cứu lâm sàng và một số đặc điểm tiên lượng bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Thái Bình. Đại học Y Hà Nội.
11. Kakoti G, Dutta P et al (2013) Clinical profile and outcome of Japanese encephalitis in children admitted with acute encephalitis syndrome. Biomed Res Int. 2013;2013:152656. Article ID 152656 https://doi.org/10. 1155/2013/152656.
12. Ooi MH, Lewthwaite, Lai BF (2008) The epidemiology, clinical features, and long - term prognosis of Japanese encephalitis in central sarawak, Malaysia, 1997 - 1005. Clin Infect Dis 47(4): 458-68.
13. Klein SK, Horn DL, Anderson MR et al (1994) Predictive factors of short-term neurologic outcome in children with encephalitis. Pediatric Neurology 11(4): 308-312.