Nghiên cứu giá trị nồng độ H-FABP huyết thanh trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
Main Article Content
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị nồng độ H-FABP huyết thanh trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có ST chênh lên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang 146 bệnh nhân NMCT có ST chênh lên nhập viện tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 09/2017 đến tháng 06/2020 và 146 người khỏe mạnh. Định lượng H-FABP tại ngay thời điểm nhập viện. Kết quả: Giá trị chẩn đoán NMCT có ST chênh lên của H-FABP: AUC = 0,945, độ nhạy 88,4%, độ đặc hiệu 95,2%, điểm cắt trong chẩn đoán 6,00ng/ml; AUC, độ nhạy thấp hơn hs-TnT nhưng có độ đặc hiệu cao hơn (95,2% so với 80,8%); AUC, độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn so với CK-MB. Theo thời gian nhập viện, đối tượng nhập viện ≤ 3 giờ và 3 - 6 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng, H-FABP có giá trị chẩn đoán cao với AUC lần lượt là 0,956 và 0,979, cao hơn so với hs-TnT và CK-MB. Nhóm nhập viện > 6 - 12 giờ và > 12 giờ, giá trị chẩn đoán H-FABP giảm dần với AUC lần lượt 0,962 và 0,891, thấp hơn so với hs-TnT, CK-MB (nhóm > 12 giờ). H-FABP có độ đặc hiệu cao hơn hs-TnT và CK-MB tại thời điểm nhập viện. Kết luận: H-FABP có giá trị cao trong chẩn đoán NMCT ST chênh lên, đặc biệt với đối tượng nhập viện sớm trước 6 giờ sau khởi phát triệu chứng; các thời điểm muộn hơn thì H-FABP với độ đặc hiệu cao có thể phối hợp cùng với HsTnT và CKMB nhằm nâng cao giá trị chẩn đoán.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Mythili S, Malathi N (2015) Diagnostic markers of acute myocardial infarction. Biomedical reports 3(6): 743-748.
3. Aydin S, Ugur K, Aydin S et al (2019) Biomarkers in acute myocardial infarction: Current perspectives. Vascular health and risk management 15: 1-10.
4. Glatz J, Putten R, Hermens W (2003) Fatty acid binding protein as an early plasma marker of myocardial ischemia and risk stratification. Cardiac Markers: 319-337.
5. Giao Thị Thoa (2018) Nghiên cứu nồng độ H-FABP trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y học Huế.
6. Correia LCL, Garcia G, Kalil F et al (2014) Prognostic value of TIMI score versus GRACE score in ST-segment elevation myocardial infarction. Arquivos brasileiros de cardiologia 10(2): 98-106.
7. Huỳnh Kim Phượng, Trương Thành Viễn (2016) Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên bị nhồi máu cơ tim cấp kèm đái tháo đường typ 2. Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản tập 20, số 2.
8. Banu S, Tanveer S, Manjunath CN (2015) Comparative study of high sensitivity troponin T and heart-type fatty acid-binding protein in STEMI patients. Saudi Journal of Biological Sciences 22(1): 56-61.
9. Gami BN, Patel DS, Haridas N et al (2015) Utility of heart-type fatty acid binding protein as a new biochemical marker for the early diagnosis of acute coronary syndrome. J Clin Diagn Res 9(1): 22-24.
10. Liou K, Ho S, Ooi SY (2015) Heart-type fatty acid binding protein in early diagnosis of myocardial infarction in the era of high-sensitivity troponin: Asystematic review and meta-analysis. Ann Clin Biochem 52(3): 370-381.
11. Chen L, Guo X, Yang F (2004) Role of heart-type fatty acid binding protein in early detection of acute myocardial infarction in comparison with cTnI, CK-MB and myoglobin. J Huazhong Univ Sci Technolog Med Sci 24(5): 449-451, 459.
12. Willemsen RT, van Severen E, Vandervoort PM et al (2015) Heart-type fatty acid binding protein (H-FABP) in patients in an emergency department setting, suspected of acute coronary syndrome: optimal cut-off point, diagnostic value and future opportunities in primary care. Eur J Gen Pract 21(3): 156-163.