Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ H-FABP với một số biến cố tim mạch và tử vong trong thời gian nằm viện và 30 ngày sau nhồi máu cơ tim có ST chênh lên

  • Nguyễn Thanh Phong Bệnh viện An Sinh
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hồng Sơn Bệnh viện Quân y 175

Main Article Content

Keywords

Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, H-FABP (Heart type fatty acid binding protein), biến cố tim mạch, tiên lượng tử vong

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan nồng độ H-FABP với các biến cố tim mạch và tiên lượng tử vong trong thời gian nằm viện và 30 ngày sau nhồi máu cơ tim ST chênh lên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu 146 bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên nhập viện điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 09/2017 đến tháng 06/2020. Định lượng H-FABP bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục Randox. Kết quả: H-FABP nhóm có gặp biến cố tim mạch trong thời gian nằm viện và trong thời gian theo dõi 30 ngày cao hơn với nhóm không gặp các biến cố (p<0,01). H-FABP có giá trị tốt trong tiên lượng tử vong nội viện với AUC = 0,729; KTC 95%: 0,63 - 0,83, p<0,01, điểm cắt 62,75ng/ml. Kết hợp H-FABP với các dấu ấn tim mạch thường quy hay với các thang điểm TIMI hay GRACE đều làm tăng giá trị tiên lượng tử vong trong thời gian nằm viện với AUC: 0,746 - 0,856, p<0,01. Trong thời gian theo dõi 30 ngày, nhóm bệnh nhân tại thời điểm nhập viện có nồng độ H-FABP > 62,75ng/ml sẽ có nguy cơ gặp các biến cố tim mạch cao hơn nhóm không tăng, với HR = 8,66, KTC 95%: 1,04 - 72,97, p<0,05. Kết luận: H-FABP có mối liên quan và giá trị trong tiên lượng tử vong, một số biến cố tim mạch trong thời gian nằm viện và 30 ngày sau nhồi máu cơ tim ST chênh lên.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Zhang HW, Jin JL, Cao YX et al (2020) Heart-type fatty acid binding protein predicts cardiovascular events in patients with stable coronary artery disease: A prospective cohort study. Ann Transl Med 8(21): 1349.
2. Viswanathan K, Kilcullen N, Morrell C et al (2010) Heart-type fatty acid-binding protein predicts long-term mortality and re-infarction in consecutive patients with suspected acute coronary syndrome who are troponin-negative. Journal of the American College of Cardiology 55: 2590-2598.
3. Ibanez B, James S, Agewall S et al (2017) 2017 ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J 39(2):119-177.
4. Wang Y, Li J, Zheng X et al (2018) Risk factors associated with major cardiovascular events 1 year after acute myocardial infarction. JAMA Network Open 1(4): 181079-181079.
5. Banu S, Tanveer S, Manjunath CN (2015) Comparative study of high sensitivity troponin T and heart-type fatty acid-binding protein in STEMI patients. Saudi Journal of Biological Sciences 22(1): 56-61.
6. Giao Thị Thoa (2018) Nghiên cứu nồng độ H-FABP trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y học Huế.
7. Kilcullen N, Viswanathan K, Das R et al (2007) Heart-type fatty acid-binding protein predicts long-term mortality after acute coronary syndrome and identifies high-risk patients across the range of troponin values. Journal of the American College of Cardiology 50: 2061-2067.
8. O’Donoghue M, de Lemos JA, Morrow DA et al (2006) Prognostic utility of heart-type fatty acid binding protein in patients with acute coronary syndromes. Circulation 114(6): 550-557.
9. Viswanathan K, Kilcullen N, Morrell C et al (2010) Heart-type fatty acid-binding protein predicts long-term mortality and re-infarction in consecutive patients with suspected acute coronary syndrome who are troponin-negative. J Am Coll Cardiol 55(23): 2590-2598.