Đặc điểm lâm sàng và kết quả bước đầu điều trị nang nhầy môi và nang nhái sàn miệng bằng phương pháp vi mở thông

  • Lê Thị Thu Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Cẩm Thơ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
  • Đặng Triệu Hùng Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Thị Hồng Minh Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương

Main Article Content

Keywords

Nang nhầy môi, nang nhái sàn miệng, phương pháp vi mở thông

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị nang nhầy môi và nang nhái sàn miệng bằng phương pháp vi mở thông (sử dụng lỗ kim chỉ khâu silk 3/0 để tạo lỗ thông dẫn lưu nước bọt từ nang vào khoang miệng). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 30 bệnh nhân nang nhầy môi và nang nhái sàn miệng được phẫu thuật tại Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 8/2019 đến tháng 3/2020. Kết quả: Bệnh nhân đa số là nữ giới chiếm 63,3%, nam giới chiếm 36,7%, phân bố tuổi chủ yếu từ 10 - 30 tuổi. Phần lớn đối tượng nghiên cứu không có yếu tố nguy cơ chiếm 60%. Triệu chứng khối phồng môi-sàn miệng chiếm 70%, cảm giác vướng là 86,67%. Nang nhầy môi có kích thước trung bình 10,47 ± 2,01mm, nang nhái sàn miệng có kích thước trung bình 23 ± 5,07mm. Thời gian thủ thuật trung bình là 4,6 ± 1,2 phút. Sau điều trị 1 tháng đa số bệnh nhân không còn khối phồng (chiếm 80%). 63,33% các nang đã thu nhỏ hoàn toàn. Đa số các bệnh nhân đạt chức năng ăn nhai bình thường (chiếm 73,33%) và sau điều trị 3 tháng là 83,33%. Có 86,67% nang thoái triển hoàn toàn và 3,33% nang thu nhỏ < 5mm, có 10% nang tái phát trở lại. Kết luận: Trong điều trị nang nhầy môi và nang nhái sàn miệng, kỹ thuật vi mở thông là kỹ thuật đơn giản, xâm lấn tối thiểu, thời gian thực hiện ngắn, bệnh nhân dễ chấp nhận. Mặc dù có tỷ lệ tái phát, kỹ thuật vi mở thông vẫn là một trong các lựa chọn điều trị đầu tiên ở các cơ sở y tế cho chuyên khoa Răng Hàm Mặt.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Baurmash HD (2003) Mucoceles and ranulas. J Oral Maxillofac Surg 61(3): 369-378.
2. Huang IY, Chen CM, Kao YH, Worthington P (2007) Treatment of mucocele of the lower lip with carbon dioxide laser. J Oral Maxillofac Surg 65(5): 855-858.
3. Delbem AC, Cunha RF, Vieira AE, Ribeiro LL (2000) Treatment of mucus retention phenomena in children by the micro-marsupialization technique: case reports. Pediatr Dent 22(2): 155-158.
4. Abstract - Europe PMC (2020) Simple sublingual ranulas: pathogenesis and management. Accessed https://europepmc.org/ article/med/8551539.
5. Sandrini FAL, Sant’ana-Filho M, Rados PV (2007) Ranula management: Suggested modifications in the micro-marsupialization technique. J Oral Maxillofac Surg Off J Am Assoc Oral Maxillofac Surg 65(7): 1436-1438.
6. Amaral M, Freitas JB, Mesquita R (2012) Upgrading of the micro-marsupialisation technique for the management of mucus extravasation or retention phenomena. Int J Oral Maxillofac Surg 41.
7. Patel MR, Deal AM, Shockley WW (2009) Oral and plunging ranulas: What is the most effective treatment? the Laryngoscope 119(8): 1501-1509.
8. Jani DR, Chawda J, Sundaragiri SK, Parmar G (2010) Mucocele - A study of 36 cases. Indian J Dent Res 21(3): 337.
9. Chaudhry AP, Reynolds DH, Lachapelle CF, Vickers RA (1960) A clinical and experimental study of mucocele (retention cyst). J Dent Res 39(6): 1253-1262.
10. Mustapha IZ, Boucree SA Jr (2004) Mucocele of the upper lip: Case report of an uncommon presentation and its differential diagnosis. J Can Dent Assoc 70(5): 318-321.
11. Bansal S, Verma DK, Goyal S, Rai M (2017) Comparison of micromarsupialization and modified micromarsupialization for the management of mucocoele of lower lip: A prospective randomized clinical trial. J Maxillofac Oral Surg 16(4): 491-496.
12. Flaitz CM, Hicks MJ, Butler DF et al (2016) Ranulas and mucocoeles. Medscape Last updated.