Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp

  • Hoàng Thanh Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Minh Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Khuyến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Nhung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Vân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp, dinh dưỡng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân COPD đợt cấp, mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 90 bệnh nhân COPD đợt cấp điều trị tại Khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020, được khám lâm sàng, đánh giá BMI, xét nghiệm nồng độ albumin trong huyết thanh. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 75,04 tuổi, cân nặng trung bình là 54,61kg, BMI dưới 18,5kg/m2 chiếm 31,48%, từ 18,5 - 22,9kg/m2 chiếm 48,15%, từ 23 đến 24,9kg/m2 chiếm 12,96%, trên 25kg/m2 chiếm 7,41%. Nồng đồ albumin trung bình: 32,4g/l. Bệnh nhân có dinh dưỡng kém làm tăng nguy cơ xuất hiện trên 2 đợt cấp của bệnh lên 8,7 lần so với bệnh nhân có dinh dưỡng tốt (p<0,05), có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng kém và tỷ lệ bệnh nhân suy hô hấp trong đợt cấp (p=0,041), không thấy mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với tỷ lệ tử vong và thời gian điều trị (p>0,05). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp có dinh dưỡng kém là 38,9%. Có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với tần suất đợt cấp của bệnh và tỷ lệ bệnh nhân có suy hô hấp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Global initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD) 2020 report, Global strategy for the diagnosis, management and prevention of Chronic Obstrutive Pulmonary Disease.
2. Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự (2010) Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam và các biện pháp dự phòng, điều trị. Y học Thực hành, tr. 92-97.
3. Peter F Collins, Ian A Yang, Yuan-Chin Chang et al (2019) Nutritional support in chronic obstructive pulmonary disease (COPD): An evidence update. J Thorac Dis 11(17): 2230-2237.
4. Runa Hallin, Ulla-Kaisa Koivisto-Hursti, Eva Lindberg, Christer Janson (2006) Nutritional status, dietary energy intake and the risk of exacerbations in patients with chronic obstructive pulmonary disease (COPD). Respiratory Medicine 100: 561-567.
5. Anthonisenea (1987) Antibiotic therapy in exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. Ann Intern Med 106: 196-204.
6. Bestall J C PEA, Garrod R (1999) Usefulness of the Medical Research Council (MRC) dyspnoea scale as a measure of disability in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Thorax 54: 581-586.
7. WHO (2004) Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. The Lancet 363: 157-163.
8. Frederick K Beck, Thomas C Rosenthal (2002) prealbumin: A marker for nutritional evaluation. Am Fam Physician 65(8): 1575-1579.
9. Gupta B, Kant S, Mishra R (2010) Subjective global assessment of nutritional status of chronic obstructive pulmonary disease patients on admission. Int J Tuberc Lung Dis 14: 500-505.
10. Ngô Thị Thu Hương (2005) Nghiên cứu phân loại mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD 2003 tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học lâm sàng, số 6, tr. 46-50.
11. Phạm Kim Liên, Bùi Xuân Tám, Đỗ Quyết (2013) Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nội san Lao và bệnh phổi, tháng 3/2013, tr. 39-41.
12. Vermeeren MAP, Creutzberg EC, Schols AMWJ et al (2006) Prevalence of nutritional depletion in a large out-patient population of patients with COPD. Respiratory Medicine 100: 1349-1355.
13. Vũ Thị Thanh (2017) Hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid trong điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy. Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
14. Lowie V, Bernd L, Emiel W et al (2013) The body mass index and chronic obstructive pulmonary disease in the BOLD study. European Respiratory Journal 42: 4652, Abstract Number: 2635.
15. Li-dongS, Chang-sheng G, Zi-yu Z (2013) Explore the influence of BMI in the optimal time of weaning from sequential mechanical ventilation for severity chronic obstructive pulmonary disease. BMC Emergency Medicine 13(1): 1.