Một số yếu tố liên quan đến năng lực thấu cảm của điều dưỡng viên năm 2021

  • Nguyễn Hoàng Long Trường Đại học VinUni

Main Article Content

Keywords

Thấu cảm, điều dưỡng viên

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả năng lực thấu cảm và một số yếu tố liên quan đến năng lực này trên điều dưỡng viên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 125 điều dưỡng viên tham gia lớp đào tạo về kỹ năng giao tiếp theo các chương trình chỉ đạo tuyến do Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tổ chức. Kết quả: Điểm trung bình mức độ thấu cảm của điều dưỡng là 21,6 (± 2,5) điểm, tương ứng với mức độ thấu cảm trung bình. Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa khả năng thấu cảm của các nhóm điều dưỡng làm việc tại các khoa/phòng khác nhau (p<0,05). Tuy nhiên, không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào về năng lực này giữa các nhóm tuổi, chức vụ hiện tại, số lượng bệnh nhân tiếp xúc hàng ngày, và kinh nghiệm được đào tạo về kỹ năng giao tiếp. Kết luận: Năng lực thấu cảm của điều dưỡng viên trong nghiên cứu này hiện ở mức trung bình và hiện cần được cải thiện. Các nghiên cứu tiếp theo cần tìm hiểu sâu hơn để có kết luận xác thực hơn về vai trò của các yếu tố có thể ảnh hưởng tới năng lực thấu cảm của điều dưỡng viên.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Nhạn (2017) Kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng - kỹ thuật viên với người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại bốn khoa cận lâm sàng Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017. Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng.
2. Trần Thị Hằng Nga và Nguyễn Thị Minh Chính (2018) Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan, năm 2018. Khoa học Điều dưỡng, 1(03), tr. 28-34.
3. Mirella Castelhano et al (2019) How to measure the empathy level of undergraduate nurrsing students? An integrative review. Texto & Contexto - Enfermagem. 28.
4. Hojat M et al (2018) The Jefferson Scale of Empathy: A nationwide study of measurement properties, underlying components, latent variable structure, and national norms in medical students. Adv Health Sci Educ Theory Pract 23(5): 899-920.
5. Kim J (2018) Factors influencing nursing students' empathy. Korean J Med Educ 30(3): 229-236.
6. Moudatsou M et al (2020) The role of empathy in health and social care professionals. Healthcare (Basel) 8(1).
7. Christina Ouzouni and Konstantinos Nakakis (2012) An exploratory study of student nurses' empathy. Health Science Journal 6(3): 534-552.
8. Parkin T, de Looy A and Farrand P (2014) Greater professional empathy leads to higher agreement about decisions made in the consultation. Patient Educ Couns 96(2): 144-150.
9. Reynolds W, Scott PA and Austin W (2000) Nursing, empathy and perception of the moral. J Adv Nurs 32(1): 235-242.
10. Spreng RN et al (2009) The Toronto Empathy Questionnaire: Scale development and initial validation of a factor-analytic solution to multiple empathy measures. J Pers Assess 91(1): 62-71.
11. Sanghee Yeo and Kyong-Jee Kim (2021) A validation study of the Korean version of the Toronto empathy questionnaire for the measurement of medical students’ empathy. BMC Medical Education 21(1): 119.