Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai tại Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Kim Thu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hương Ly Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn vết mổ, mổ lấy thai

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân mổ lấy thai tại Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên các sản phụ được mổ lấy thai tại Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả: Tổng cộng 3.623 ca mổ đẻ trong 3 năm, tuổi trung bình của sản phụ: 28,5 ± 5,2 năm. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung cả 3 năm là 1,9% (70/3.623). Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong từng năm lần lượt là 3,7%; 1,5% và 0,9%. Chủ yếu là nhiễm khuẩn vết mổ nông (94,2%). Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ bao gồm: Thừa cân béo phì (BMI > 25), có bệnh lý mạn tính kết hợp, thời gian vỡ ối > 6 giờ và thời gian mổ lấy thai trên 60 phút. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có xu hướng giảm trong các năm gần đây, tuy nhiên cũng cần lưu ý đến một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Thu Hà (2015) Nhiễm khuẩn vết mổ: Yếu tố nguy cơ và cách dự phòng. Tạp chí Nghiên cứu Y học.
2. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016) Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 11/2014 đến tháng 08/2015. Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Zejnullahu VA, Isjanovska R, Sejfija Z, Zejnullahu VA (2019) Surgical site infections after cesarean sections at the University Clinical Center of Kosovo: Rates, microbiological profile and risk factors. BMC Infectious Diseases 19: 752.
4. Trần Việt Tân, Ngô Đức Toàn, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Đỗ Nguyên (2019) Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản số 23, tập 2; tr. 170-176.
5. Olsen MA, Butler AM, Willers DM (2008) Risk factors for surgical site infection after low transverse cesarean section. Infect Control Hosp Epidemiol 29(6): 477-484, discussion 485-486.
6. Chử Quang Độ (2002) Góp phần nghiên cứu các hình thái lâm sàng và những yếu tố liên quan gây nhiễm khuẩn sau mổ đẻ tại Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ em (từ tháng 1-2001 đến tháng 6-2002). Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.