Nghiên cứu một số đặc điểm và kết quả điều trị rối loạn nồng độ natri và kali trong huyết thanh ở bệnh nhân có vết thương mạn tính

  • Nguyễn Tiến Dũng Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
  • Nguyễn Thị Vân Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Rối loạn natri và kali huyết thanh, vết thương mạn tính, dịch tiết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị rối loạn nồng độ Na+ và K+ trong huyết thanh ở bệnh nhân (BN) có vết thương mạn tính (VTMT). Đối tượng và phương pháp: 30 BN trên 16 tuổi, bị VTMT và có rối loạn điện giải trong vòng 24 giờ đầu khi nhập viện vào điều trị tại Trung tâm Liền vết thương - Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, từ tháng 7/2019 đến tháng 5/2020. Tất cả BN được điều chỉnh rối loạn điện giải Na+ và K+. Xác định Na+ và K+ huyết thanh tại các thời điểm T0: Khi BN vào viện, T1: Sau khi nồng độ của Na+ và K+ về mức bình thường, T2: 24 giờ sau thời điểm T1. Xác định nồng độ Na+, K+ trong dịch tiết vết thương, thu được từ trị liệu áp lực. Kết quả: Rối loạn điện giải ở BN có VTMT chủ yếu gặp giảm Na+ huyết thanh chiếm 53,33%, giảm K+ chiếm 26,67%, giảm cả Na+ và K+ chiếm 13,33%. Nồng độ Na+ huyết thanh trung bình khi nhập viện là 126,54 ± 7,92mmol/l và K+ là 2,23 ± 0,95mmol/l. Dịch tiết tại chỗ vết thương có nồng độ Na+ (124,33 ± 5,71mmol/l) và K+ (2,18 ± 0,85mmol/l) ở mức cao. Thời gian điều chỉnh để điện giải huyết thanh về mức bình thường: Na+ là 1,54 ± 0,63 ngày và K+ là 1,77 ± 0,48 ngày. 24 giờ sau khi điều chỉnh điện giải về bình thường chỉ có 50% số BN có nồng độ Na+ và K+ huyết thanh ở mức bình thường, vẫn còn 26,67% số BN có Na+, 16,67% số BN có K+ tiếp tục giảm và 6,67% số BN có cả Na+ và K+ huyết thanh giảm. Kết luận: Rối loạn điện giải ở BN có VTMT chủ yếu gặp giảm Na+ và/hoặc K+. Nồng độ Na+ và K+ trong dịch tiết gần bằng trong huyết thanh. Tình trạng rối loạn điện giải ở BN có VTMT dễ tái lập sau khi điều chỉnh về mức bình thường.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Robert GF, Jaminelli B (2015) Challenges in the treatment of chronic wounds. Advances in wound care 4(9): 560-582.
2. Ahmed M. El-Sharkawy, Opinder Sahota, Ron J. Maughan et al (2014) The pathophysiology of fluid and electrolyte balance in the older adult surgical patient. Clinical Nutrition 33: 6-13.
3. Vũ Văn Đính (2012) Hồi sức cấp cứu toàn tập. NXB Y học.
4. Jay Wook Lee (2010) Fluid and elcectrolyte disturbances in critically III patients. Electrolyte Blood Press 8: 72-81.
5. Allison P, Lobo DN (2004) Fluid and electrolytes in the elderly. Curr Opin Clin Nutr Metab Care 7: 27-33.
6. Cutting KF (2004) Exudate: Composition and functions. In: White R, editor. Trends in Wound Care: Volume III. London: Quay Books.