Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng suy thận cấp sau phẫu thuật
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét tỷ lệ biến chứng suy thận cấp và một số yếu tố nguy cơ của người bệnh sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng thiết kế hồi cứu người bệnh từ 18 tuổi trở lên được phẫu thuật theo số liệu từ các bệnh viện gửi lên cổng điện tử thanh toán bảo hiểm quốc gia Việt Nam từ ngày 01/1/2017 đến ngày 31/9/2018. Chúng tôi so sánh 2 nhóm có biến chứng suy thận cấp và không có biến chứng sau phẫu thuật. Sử dụng ghép cặp xác suất và hiệu chỉnh các yếu tố nguy cơ gây biến chứng suy thận cấp bao gồm tuổi, giới, tình trạng cấp cứu lúc nhập viện, các bệnh mạn tính trước phẫu thuật: Suy tim, van tim, mạch máu ngoại vi, liệt nửa người, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường, đái tháo đường có biến chứng, suy giáp, suy thận, gan, ung thư, ung thư di căn, khớp, rối loạn nước và điện giải, thiếu máu, sút cân và trầm cảm. Từ đó đánh giá tỷ lệ tái nhập viện và khám ngoại trú sau phẫu thuật 30 ngày và 90 ngày. Kết quả: Trong thời gian 21 tháng nghiên cứu có 0,09% người bệnh đã phẫu thuật được xác định có biến chứng suy thận cấp sau phẫu thuật. Các yếu tố nguy cơ bao gồm mạch máu ngoại vi (OR = 4,91) và thiếu máu (OR = 4,86), van tim (OR = 2,2). Tỷ lệ tái nhập viện sau phẫu thuật của nhóm có biến chứng suy thận cấp sau 30 ngày và 90 ngày lần lượt là 36,9% và 48,3%. Những bệnh nhân ung thư bị biến chứng suy thận cấp có tỷ lệ vào viện lại sau 30 ngày và 90 ngày cao hơn với OR lần lượt là 3,94 và 3,43. Kết luận: Suy thận cấp là một biến chứng ít gặp sau phẫu thuật, nhưng là nguyên nhân gây tử vong cao cho người bệnh sau phẫu thuật. Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng suy thận là: Bệnh mạch máu ngoại vi, thiếu máu, bệnh van tim.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Andrew SL and Matthew TJ (2017) Acute kidney injury. Ann Intern Med 167(9): 66-80.
3. Fernando JA, Miguela B, Vera F et al (2009) Determinants of postoperative acute kidney injury. Crit Care 13(3): 79-83.
4. Simon Gelman (2020) Acute kidney injury after surgery: Where does the journey lead?. Anesthesiology 132(1): 5-7.
5. Bui My Hanh, Le Quang Cuong, Nguyen Truong Son et al (2019) Determination of risk factors for venous thromboembolism by adapted caprini scoring system in surgical patients. Journal of Personalized Medicine 9(3): 36.
6. Bui My Hanh, Le Quang Cuong, Duong Duc Hung et al (2020) Economic burden of venous thromboembolism in surgical patients: A propensity score analysis from the national claims database in Vietnam. PLoS One 15(4): 231411.
7. Holper K, Struck E and Sebening F (1979) The diagnosis of acute renal failure (ARF) following cardiac surgery with cardio-pulmonary bypass. Thorac Cardiovasc Surg 27(4): 231-237.
8. Sachin K, Kevin KT, Michael H et al (2009) Development and validation of an acute kidney injury risk index for patients undergoing general surgery: Results from a national data set. Anesthesiology 110(3): 505-515.
9. Sara AH, Damien JL, George JS et al (2010) Cardiac catheterization within 24 hours of valve surgery is significantly associated with acute renal failure. J Thorac Cardiovasc Surg 140(5): 1011-1017.
10. Urschel JD, Antkowiak JG, Takita H (1994) Acute renal failure following pulmonary surgery. J Cardiovasc Surg 35(3): 215-218