Nghiên cứu nồng độ đồng và tỉ số đồng/ceruloplasmin huyết thanh của bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

  • Ngô Minh Vinh Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Lê Khánh Mão Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Nguyễn Thanh Hùng Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Vảy nến mảng, đồng huyết thanh, tỉ số đồng/ceruloplasmin

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh nồng độ đồng và tỉ số đồng/ceruloplasmin huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến mảng với người bình thường. Xác định mối liên quan giữa nồng độ đồng và tỉ số đồng/ceruloplasmin huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng vảy nến mảng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng so sánh, lấy mẫu thuận tiện 66 bệnh nhân vảy nến mảng và 66 người bình thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2021 đến tháng 06/2021. Kết quả: Tuổi trung bình là 44 tuổi. Nam chiếm 74,2%. Tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến mảng chiếm 15%. Nồng độ đồng huyết thanh ở nhóm bệnh là 76,7 ± 11,5µg/dL, nhóm chứng là 75,4 ± 13,6µg/dL, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,55). Nồng độ ceruloplasmin huyết thanh ở nhóm bệnh là 41,2 ± 17,3mg/dL, cao hơn nhóm chứng là 32,7 ± 9,0mg/dL (p=0,001). Tỉ số đồng/ceruloplasmin ở nhóm bệnh là 2,1 ± 0,6, thấp hơn so với nhóm chứng là 2,4 ± 0,4 (p=0,001). Nữ giới có nồng độ đồng và tỉ số đồng/ceruloplasmin huyết thanh cao hơn nam giới (p=0,017, p=0,039). Tuổi càng lớn thì nồng độ đồng huyết thanh càng cao (p=0,036, r = 0,26). Nhóm bệnh nhân sử dụng rượu bia trên 1 lần/tháng có tỉ số đồng/ceruloplasmin huyết thanh thấp hơn so với nhóm không sử dụng rượu bia (p=0,049). Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ đồng huyết thanh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Tỉ số đồng/ceruloplasmin huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến mảng thấp hơn so với nhóm chứng. Tuổi càng lớn thì nồng độ đồng huyết thanh càng cao. Giới tính có mối liên quan đến nồng độ đồng và tỉ số đồng/ceruloplasmin huyết thanh. Tỉ số đồng/ceruloplasmin huyết thanh có liên quan đến tình trạng sử dụng rượu bia.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Abiaka C, Al-Tobi M, and Joshi R (2008) Serum micronutrient and micromineral concentrations and ratios in healthy Omani subjects. Med Princ Pract 17(4): 334-339.
2. Amtage F et al (2014) Estrogen intake and copper depositions: Implications for alzheimer's disease. Case Reports in Neurology 6(2): 181-187.
3. Cannavò SP et al (2019) Oxidative stress involvement in psoriasis: A systematic review. Free Radic Res 53(8): 829-840.
4. Chen W Zhou X and Zhu W (2019) Trace elements homeostatic imbalance in psoriasis: A meta-analysis. Biol Trace Elem Res 191(2): 313-322.
5. Grochowski C et al (2019) Serum iron, magnesium, copper, and manganese levels in alcoholism: A systematic review. Molecules 24(7).
6. Linder MC (2021) Apoceruloplasmin: Abundance, detection, formation, and metabolism. Biomedicines 9(3).
7. Orzheshkovskyi VV and Trishchynska MA (2019) Ceruloplasmin: Its role in the physiological and pathological processes. Neurophysiology 51(2): 141-149.
8. Phạm Thị Mỹ Hằng và Đặng Văn Em (2017) Nghiên cứu nồng độ kẽm, đồng trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến thông thường. Tạp chí Y học Việt Nam, 459(1), tr. 174-176.
9. Shahidi-Dadras M, Namazi N, and Younespour S (2017) Comparative analysis of serum copper, iron, ceruloplasmin, and transferrin levels in mild and severe psoriasis vulgaris in iranian patients. Indian Dermatol Online J 8(4): 250-253.
10. Rashmi R, Yuti, AM, and Basavaraj KH (2010) Relevance of copper and ceruloplasmin in psoriasis. Clinica Chimica Acta 411(17): 1390-1392.