Nghiên cứu ảnh hưởng huyết động của rung nhĩ ở bệnh nhân tăng áp phổi do bệnh tim trái
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố liên quan, ảnh hưởng huyết động ở bệnh nhân tăng áp phổi có rung nhĩ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang trên 67 bệnh nhân bị bệnh tim trái có tăng áp phổi được phẫu thuật thay van hai lá đơn thuần hoặc kết hợp thay van động mạch chủ. Đánh giá huyết động bằng siêu âm tim qua thành ngực và đặt catheter Swan-Ganz trước mổ. Thời gian từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2018 tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả: Tỷ lệ rung nhĩ ở bệnh nhân do bệnh tim trái trước phẫu thuật thay van hai lá là 46,3%. Các thông số huyết động: PAPs, PAPm, PAOP, TPG, PVR, RAP, CI và thông số siêu âm tim: LAd, TAPSE, EF ở nhóm TAP - rung nhĩ thay đổi có ý nghĩa so với nhóm TAP - nhịp xoang (p<0,05). Kết luận: Tăng áp phổi liên quan tăng tỷ lệ rung nhĩ ở bệnh nhân bệnh tim trái, có chỉ định thay van hai lá. Rung nhĩ làm bệnh cảnh lâm sàng và huyết động ở BN TAP xấu hơn. PAPs, PAPm, PAOP, TPG, PVR, RAP và LAd ở nhóm TAP - rung nhĩ tăng cao hơn so với nhóm TAP - nhịp xoang. Ngược lại, CI và TAPSE của nhóm TAP - rung nhĩ giảm hơn nhóm TAP - nhịp xoang (p<0,05).
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Maisel WH, Stevenson LW (2003) Atrial fibrillation in heart failure: Epidemiology, pathophysiology, and rationale for therapy. Am J Cardiol: 912-918.
3. Swedberg K, Olsson LG, Charlesworth A et al (2005) Prognostic relevance of atrial fibrillation in patients with chronic heart failure on long-term treatment with beta-blockers: Results from COMET. Eur Heart J 26: 1303-1308.
4. Stevenson WG, Stevenson LW (1999) Atrial fibrillation in heart failure. N Engl J Med 34: 1910-1911.
5. Cottrell C (2012) Atrial fibrillation 2: Assessment and diagnosis. Practice Nursing 23(2): 1-7.
6. Camm AJ (2010) European heart rhythm a european association for cardio-thoracic. Guidelines for the management of atrial fibrillation: The task force for the management of atrial fibrillation of the european society of cardiology (ESC). Eur Heart J 31(19): 2369-2429.
7. Tongers, Schwerdtfeger B, Klein G et al (2007) Incidence and clinical relevance of supraventricular tachyarrhythmias in pulmonary hypertension. Am Heart J 15(3): 127-132.
8. Rottlaender D, Motloch LJ, Schmidt D et al (2012) Clinical impact of atrial fibrillation in patients with pulmonary hypertension. PLoS One 7(3): 33902.
9. Coutinho GF, Garcia AL, Correia PM et al (2015) Negative impact of atrial fibrillation and pulmonary hypertension after mitral valve surgery in asymptomatic patients with severe mitral regurgitation: A 20-year follow-up. Eur J Cardiothorac Surg 48(4): 548-555.