Đặc điểm phân tử đoạn giao gen ITS1 thuộc hệ gen nhân của sán lá gan lớn ở Việt Nam

  • Đỗ Ngọc Ánh Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Đa hình, đoạn giao gen ITS1, sán lá gan lớn, Việt Nam

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm đa hình đoạn giao gen ITS1 thuộc hệ gen nhân của sán lá gan lớn tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: 16 cá thể sán lá gan lớn thu thập từ 5 vật chủ khác nhau gồm trâu (05 cá thể), bò (06 cá thể), dê (02 cá thể), cừu (02 cá thể) và người (1 cá thể) tại các lò mổ trên địa bàn các tỉnh/thành gồm Hà Nội (4 cá thể), Vĩnh Phúc (1 cá thể), Nghệ An (2 cá thể), Quảng Nam (1 cá thể), Ninh Thuận (4 cá thể), Tây Ninh (1 cá thể), Cần Thơ (1 cá thể) và Đồng Tháp (02 cá thể) theo phương pháp mổ khám trong thời gian từ 2009 đến 2016. Trình tự của cả 16 cá thể được giải trình tự các chỉ thị gen ty thể nad1, gen nhân ITS1 để giám định loài và phân tích đặc điểm đa hình phân tử. Kết quả: Bằng các chỉ thị gen ty thể nad1 và đoạn giao gen, 11 cá thể sán lá gan lớn có kiểu gen phù hợp với F. gigantica và 5 cá thể có kiểu gen phù hợp với dạng trung gian. Trên trình tự đoạn giao gen ITS1 có 5 vị trí biến đổi ở các vị trí khác nhau với 4 kiểu gen đơn bội được xác định. Kết luận: Trình tự đoạn giao gen ITS1 của sán lá gan lớn tại Việt Nam có sự thay đổi đáng kể so với các trình tự tham chiếu trên thế giới.


              Từ khóa: Đa hình, đoạn giao gen ITS1, sán lá gan lớn, Việt Nam.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mas-Coma S, Valero MA, Bargues MD, Fasciola (2009) Lymnaeids and human fascioliasis, with a gobal overview on disease transmission, epidemiology, evolutionary genetics, molecular epidemiology and Control. Advances in Parasitology, Academic Pressv 69: 45-146.
2. Mas-Coma S, JEsteban JG, Bargues MD (1999) Epidemiology of human fascioliasis: A review and proposed new classification. Bulletin of the World Health Organization 77(4): 340-346.
3. Toledo T, Fried B. Digenetic Trematodes. Advances in Experimental Medicine and Biology, vol 766. Springer New York; 2014.
4. Le TH, De NV, Agatsuma T, Thi Nguyen TG, Nguyen QD, McManus DP, Blair D (2008) Human fascioliasis and the presence of hybrid/introgressed forms of Fasciola hepatica and Fasciola gigantica in Vietnam. International Journal for Parasitology 38(6): 725-730.
5. Itagaki T, K. Sakaguchi, T. Terasaki, O Sasaki, S Yoshihara, T Van Dung (2009) Occurrence of spermic diploid and aspermic triploid forms of Fasciola in Vietnam and their molecular characterization based on nuclear and mitochondrial DNA. Parasitology International. 58(1): 81-85.
6. Itagaki T, Kikawa M, Terasaki K, Fukuda K (2005) Molecular Characterization of Parthenogenic Fasciola sp. in Korea on the Basis of DNA Sequences of Ribosomal ITS1 and Mitochondrial NDI Gene. Journal of Veterinary Medical Science 67(11): 1115-1118.
7. Sankar M, Prasad A, Singh C, Kumar M, Singh S (2007) Characterization of internal transcribed spacer (ITS-1) ribosomal DNA sequence of Fasciola gigantica. The Indian Journal of Veterinary Research 16(2): 9-13.
8. Ichikawa M, Itagaki T (2010) Discrimination of the ITS1 types of Fasciola spp. based on a PCR–RFLP method. Parasitology Research 106(3): 757–761.
9. Lin RQ, Dong SJ, Nie K, Wang CR, Song HQ, Li AX, Huang WY, Zhu XQ (2007) Sequence analysis of the first internal transcribed spacer of rDNA supports the existence of the intermediate Fasciola between F. hepatica and F. gigantica in mainland China. Parasitology Research 101(3): 813-817.
10. Galavani H, Gholizadeh S, Hazrati Tappeh (2016) Genetic characterization of fasciola isolates from west azerbaijan province Iran based on ITS1 and ITS2 sequence of Ribosomal DNA. Iran J Parasitol 11(1): 52-64.