Bước đầu khảo sát sự ổn định của một số chỉ số xét nghiệm sinh hóa trong máu toàn phần và huyết tương theo thời gian bảo quản mẫu bệnh phẩm
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến kết quả phân tích các chỉ số urea, creatinine, triglycerid, cholesterol, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT), gamma glutamyl transferase (GGT), acid uric, bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp trong mẫu máu toàn phần và huyết tương. Đối tượng và phương pháp: Gồm 162 mẫu máu toàn phần được chống đông bằng Li-heparin của 81 bệnh nhân (mỗi bệnh nhân lấy 2 ống mẫu) đến khám tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ ngày 15/01/2021 đến ngày 15/02/2021. Với mỗi bệnh nhân: Ngay sau khi lấy máu, ống mẫu 1 được ly tâm, phân tích thường quy các chỉ số hóa sinh (phần còn lại sau phân tích gọi là mẫu 1), ống mẫu 2 được tách lấy huyết tương (mẫu 2). Sau đó, cả 2 mẫu được lưu trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC. Sử dụng các mẫu này để phân tích các chỉ số hóa sinh tại các thời điểm 24, 48, và 72 giờ sau khi lấy máu. Kết quả: Nồng độ AST của các mẫu 1 được lưu trong 24, 48, 72 giờ cao hơn nồng độ AST phân tích thường quy (p<0,05). Nồng độ bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp của mẫu 1 và mẫu 2 giảm dần theo thời gian lưu mẫu (p<0,05). Kết luận: Nồng độ các chỉ số AST, bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp của các mẫu lưu (huyết tương và mẫu máu sau phân tích không loại bỏ các thành phần hữu hình) không ổn định theo thời gian bảo quản ở 4oC. Nồng độ các chỉ số urea, creatinine, triglycerid, cholesterol, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, ALT, GGT, acid uric (huyết tương và mẫu máu sau phân tích không loại bỏ các thành phần hữu hình) ổn định đến 72 giờ ở 4oC.
Từ khóa: Hóa sinh, bảo quản bệnh phẩm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Lippi G et al (2006) Influence of hemolysis on routine clinical chemistry testing. Clin Chem Lab Med 44(3)(1434-6621): 311-316.
3. Okada H et al (2012) Influence of bilirubin photoisomers on unbound bilirubin measurement in clinical settings. Ann Clin Biochem 49(6)(1758-1001 (Electronic)): 595-599.
4. Oddoze C, H Lombard E Fau - Portugal, and Portugal H (2012) Stability study of 81 analytes in human whole blood, in serum and in plasma. Clin Biochem 45(6)(1873-2933 (Electronic)): 464-469.
5. Flores CFY et al (2020) Sample management: stability of plasma and serum on different storage conditions. EJIFCC 31(1): 46-55.
6. Boyanton BL, and Blick KE (2002) Stability studies of twenty-four analytes in human plasma and serum. Clin Chem 48(12)(0009-9147 (Print)): 2242-2247.
7. Tambse V (2015) Study of the Stability of various Biochemical Analytes in Pooled Sera preserved at 4 - 8oC. Asian Journal of Biomedical and Pharmaceutical Sciences 05(48): 38-39.
8. Heins M, Heil W, Fau - Withold W, and Withold W
(1995) Storage of serum or whole blood samples? Effects of time and temperature on 22 serum analytes. Eur J Clin Chem Clin Biochem 33(4)(0939-4974 (Print)): 231-238.
9. Pawlik-Sobecka L et al (2020) The influence of serum sample storage conditions on selected laboratory parameters related to oxidative stress: A preliminary study. Diagnostics (Basel, Switzerland) 10(1): 51.
10. O'Keane MP and Cunningham SK (2006) Evaluation of three different specimen types (serum, plasma lithium heparin and serum gel separator) for analysis of certain analytes: Clinical significance of differences in results and efficiency in use. Clin Chem Lab Med 44(5)(1434-6621 (Print)): 662-668.