Kết quả điều trị gãy xẹp đốt sống do loãng xương bằng tạo hình thân đốt sống tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy xẹp đốt sống do loãng xương bằng kỹ thuật bơm xi măng sinh học qua da (có bóng và không bóng) tạo hình thân đốt sống. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả trên 149 bệnh nhân bị gãy xẹp 1 đốt sống do loãng xương được bơm xi măng sinh học qua da (có bóng và không bóng) tạo hình thân đốt sống. Hiệu quả giảm đau được đánh giá theo thang điểm VAS tại các thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 24 giờ và sau 3 tháng. Sự cải thiện góc gù hình chêm và chiều cao thân đốt sống xẹp được đánh giá trên phim chụp X-quang, so sánh trước và sau can thiệp. Kết quả của can thiệp được đánh giá theo tiêu chuẩn của Macnab. Các biến chứng trong và sau khi can thiệp được ghi nhận và phân tích. Kết quả: 149 bệnh nhân bị gãy xẹp 1 đốt sống do loãng xương (40 nam, 109 nữ: Tuổi trung bình: 75,13 ± 11,26) được điều trị bằng bơm xi măng sinh học qua da tạo hình thân đốt sống (có bóng: 29 bệnh nhân; không bóng: 120 bệnh nhân). Xẹp đốt D12: 39 bệnh nhân; xẹp đốt L1: 74 bệnh nhân; xẹp đốt L2: 20 bệnh nhân; xẹp các đốt khác: 16 bệnh nhân. Điểm VAS trung bình: Trước bơm xi măng là 8,02 ± 0,69, sau 24 giờ là 2,03 ± 0,75, sau 3 tháng là 1,13 ± 0,34. Kết quả theo Macnab: Tốt = 51,67%, khá = 44,3%, trung bình = 4,03%. Chiều cao thân đốt xẹp và góc gù được cải thiện rõ rệt ở những bệnh nhân được bơm xi măng có bóng (p<0,001). Có 67 bệnh nhân = 45% xi măng lan ra ngoài thân đốt sống ở các mức độ khác nhau, không có trường hợp nào gây tổn thương tủy và rễ thần kinh. Kết luận: Bơm xi măng sinh học qua da điều trị gãy xẹp đốt sống do loãng xương là một thủ thuật an toàn, ít biến chứng, giúp giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Kết quả tốt và khá là 95,97%.
Từ khóa: Gãy xẹp đốt sống, loãng xương, tạo hình thân đốt sống.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Cheng J, Muheremu A, Zeng X, Liu L, Liu Y, Chen Y (2019) Percutaneous vertebroplasty vs balloon kyphoplasty in the treatment of newly onset osteoporotic vertebral compression fractures. Medicine 98(10): e14793.
3. Hu KZ, Chen SC, Xu L (2018) Comparison of percutaneous balloon dilation kyphoplasty and percutaneous vertebroplasty in the treatment for thoracolumbar vertebral compression fractures. European Review for Medical and Pharmacological Sciences 22(1): 96-102.
4. Wang B, Zhao CP, Song LX and Zhu L (2018) Balloon kyphoplasty vesus percutaneuos vertebroplasty for osteoporotic vertebral compression fracture: A meta-analysis and systematic review. Journal of Orthopaedic Surgery and Research 13: 264.
5. Wang H, Sribastav SS, Ye F, Yang C, Wang J, Liu H and Zheng Z (2015) Comparison of percutaneous vertebroplasty and balloon kyphoplasty for the treatment of single level vertebral compression fractures: A meta analysis of the literature. Pain Physician 18: 209-221.
4. Galibert P, Deramond H, Rosat P et al (1987) Preliminary note on the treatment of vertebral angioma by percutaneous acrylic vertebroplasty. Neurochirurgie 33(2): 166-168.