Nghiên cứu mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ với suy tĩnh mạch nông chi dưới ở bệnh nhân trên 50 tuổi

  • Nguyễn Thị Hải Yến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Suy tĩnh mạch mạn tính, yếu tố nguy cơ

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ với suy tĩnh mạch nông chi dưới ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Đối tượng và phương pháp: 333 bệnh nhân trên 50 tuổi, tại Khoa Khám bệnh cán bộ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Suy tĩnh mạch nông chi dưới hay suy tĩnh mạch mạn tính ở bệnh nhân (BN) trên 50 tuổi chiếm 44,1%. Bệnh nhân nữ bị suy tĩnh mạch mạn tính là 66,7% cao hơn bệnh nhân nam 2,6 lần (p>0,05), người béo phì bị suy tĩnh mạch mạn tính 44,3%, bệnh nhân ít vận động bị suy tĩnh mạch mạn tính là 46,2%, 70,8% bệnh nhân có tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch có nguy cơ mắc suy tĩnh mạch mạn tính cao hơn 3,3 lần so với nhóm bệnh nhân không có tiền sử gia đình (p<0,05). Bệnh nhân hút thuốc lá bị suy tĩnh mạch mạn tính là 55,7%, nguy cơ mắc suy tĩnh mạch mạn tính cao hơn 2,26 lần ở bệnh nhân không hút thuốc (p<0,05), bệnh nhân có rối loạn lipid máu bị suy tĩnh mạch mạn tính 58,2 %, nguy cơ mắc suy tĩnh mạch mạn tính cao hơn 2,24 lần so với bệnh nhân không có hội chứng rối loạn lipid máu, (p<0,05). Kết luận: Bệnh nhân có tiền sử gia đình bị suy tĩnh mạch mạn tính, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu có nguy cơ mắc suy tĩnh mạch mạn tính cao hơn nhóm không có yếu tố nguy cơ.


Từ khóa: Suy tĩnh mạch mạn tính, yếu tố nguy cơ.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Hưng (2011) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở BN suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II.
2. Đinh Thị Thu Hương (2014) Bệnh tĩnh mạch mạn tính chi dưới cập nhật điều trị. Hội nghị tim mạch học Việt Nam lần thứ XIV.
3. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi (2011) Bệnh lý tĩnh mạch mạn tính. Các thang điểm thiết yếu sử dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 36-39.
4. Phạm Mạnh Hùng, Đinh Huỳnh Linh (2015) Một số điểm mới trong hướng dẫn thực hành giảm cholesterol máu của Hiệp hội Tim mạch/Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC) 2013. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam 69, tr. 129-135.
5 Ahti TM, Mäkivaara LA (2009) Effect of family history on the incidence of varicose veins: A population-based follow-up study in Finland. Angiology 60(4): 487-491.
6. Bergan J (2008) Venous valve incompetence: the first culprit in the pathophysiology of primary chronic venous insufficiency. Insuffisance valvulaire veineuse: Premier chaînon dans la génèse dela maladie veineuse chronique primaire. The Venous valve and primary chronic Venous disease. Medicographia 30(2): 87-94.
7. Chang SL et al (2018) Association of varicose veins with incident venous thromboembolism and peripheral artery disease. JAMA 319(8): 807-817.
8. Francois BAKCER, Christian BOISSIER, and Jean Luc BOSSON (2011) Conduites a tenir devant Une ínsuffisance veineuse chronique des membres inferieurs'. VALMI live de poche de medicine Vasculaire. Edition 2010-2011, Laboratoires TONIPHARM: 108-111.
9. Robert TE and Joseph DR (2014) Chronic venous insufficiency. Circulation Journal 130: 333-346.
10. https://www.accessdata.fda.gov/cdrhdocs/pdf8/ k080087.pdf, Summary -FDA