Độ nhạy và độ đặc hiệu của một số test tâm sinh lý trong phát hiện sớm nguy cơ nhiễm độc chì của trẻ

  • Nguyễn Thu Hà Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường
  • Nguyễn Đức Sơn Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường
  • Trần Thanh Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Chì máu, test tâm sinh lý, trẻ em, phát hiện sớm nhiễm độc chì

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu độ nhạy và độ đặc hiệu của một số test tâm sinh lý ở các trẻ có chì máu ≥ 5μg/dL và chì máu < 5μg/dL trong độ tuổi từ 3 - 14 tuổi. Đối tượng và phương pháp: 1154 trẻ (từ 3 - 14 tuổi) được lấy máu xét nghiệm nồng độ chì máu bằng phương pháp khối phổ plasma cảm ứng (ICP-MS) và thực hiện một số test tâm sinh lý: Về trí tuệ (Raven test, LPS3), phản xạ (thời gian phản xạ thính - thị vận động đơn giản), trí nhớ (hình, số, lời), hành vi (bảng liệt kê hành vi phát triển của trẻ em (DBC-P), thang đo tăng động giảm chú ý Vanderbilt), thể lực (BMI, Pignet) (tùy theo độ tuổi); tính toán độ nhạy và độ đặc hiệu của các test. Kết quả: Các test có độ nhạy ≥ 57,0% ở các trẻ có chì máu ≥ 5μg/dL là: DBC-P, Vanderbilt, thời gian phản xạ thị - vận động, Thời gian phản xạ thính - vận động. Các test có độ đặc hiệu ≥ 67,6% ở các trẻ có chì máu ≥ 5μg/dL là: Chỉ số BMI, chỉ số Pignet, test LPS3, test Raven, test trí nhớ lời, test trí nhớ hình tam giác, test trí nhớ hình con vật, test trí nhớ số. Kết luận: Một số test tâm sinh lý có thể có giá trị trong chẩn đoán sớm nguy cơ nhiễm độc chì ở trẻ, cần có các nghiên cứu chuyên sâu thêm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Agency for Toxic Substances and Disease Registry (2010) Case studies in environmental medicine. Lead Toxicity. Available at: http://www.atsdr. cdc.gov/ csem/lead/docs/lead.pdf.
2. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2007) Interpreting and managing blood lead levels < 10 microg/dL in children and reducing childhood exposures to lead: Recommendations of CDC's advisory committee on childhood lead poisoning prevention. MMWR Recomm Rep 56(8): 1-16.
3. Chiodo LM, Jacobson SW, Jacobson JL (2004) Neurodevelopmental effects of postnatal lead exposure at very low levels. Neurotoxicology and Teratology 26: 359-371.
4. Council on environmental health (2016) Prevention of childhood lead toxicity. Pediatrics 138(1): 20161493.
5. Counter SA, Buchanan H, Ortega F (2005) Neurocognitive impairment in lead-exposed children of andean lead-glazing workers. Journal of Occupational & Environmental Medicine 47(3): 306-312.
6. Daneshparvar M, Mostafavi SA, Zare Jeddi M et al (2016) The role of lead exposure on attention-deficit/hyperactivity disorder ‎in children: A systematic review. Iran J Psychiatry 11(1): 1-14.