Nghiên cứu hiệu quả điều trị vết thương mạn tính bằng tế bào gốc từ mô mỡ tự thân kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu

  • Nguyễn Tiến Dũng Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
  • Nguyễn Ngọc Tuấn Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Main Article Content

Keywords

Vết thương mạn tính, tế bào gốc từ mô mỡ tự thân, huyết tương giàu tiểu cầu, hydroxyprolin, MMP12, phản ứng PAS

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của tế bào gốc từ mô mỡ tự thân (Adipose - Derived Stem Cells - ADSCs) kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma - PRP) lên biến đổi tại chỗ vết thương mạn tính và một số marker sinh học. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 30 bệnh nhân (BN) bị vết thương mạn tính (VTMT), điều trị nội trú tại Trung tâm Liền vết thương, Viện Bỏng Quốc gia từ tháng 3/2019 đến tháng 7/2020. Tất cả BN được tiêm hỗn dịch ADSCs và PRP (ADSCs + PRP) tại chỗ vết thương. Bệnh nhân được xác định một số đặc điểm lâm sàng tại chỗ vết thương, làm hóa mô miễn dịch phản ứng PAS, xác định hàm lượng Hydroxyprolin và Matrix metalloproteinase-12 (MMP-12) trước và sau 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần trị liệu. Kết quả: Trị liệu ADSCs + PRP giúp kích thích quá trình liền vết thương: Giảm dịch tiết, kích thích quá trình biểu mô hóa, tạo mô hạt. Số lượng các mẫu có phản ứng PAS dương tính ở biểu bì và màng đáy tăng, hàm lượng Hydroxyprolin tăng, hàm lượng Matrix metalloproteinase-12 (MMP-12) có xu hướng giảm dần sau điều trị. Kết luận: ADSCs + PRP kích thích quá trình liền vết thương mạn tính nhờ làm cải thiện tình trạng bờ mép và nền VTMT.


Từ khóa: Vết thương mạn tính, tế bào gốc từ mô mỡ tự thân, huyết tương giàu tiểu cầu, hydroxyprolin, MMP12, phản ứng PAS.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Robert GF, Jaminelli B (2015) Challenges in the treatment of chronic wounds. Advances in Wound care 4(9): 560-582.
2. Strong AL, Gimble JM, Bunnell BA (2015) Analysis of the pro- and anti-inflammatory cytokines secreted by adult stem cells during differentiation. Stem Cells Int. 2015:412467.
3. Krasnodembskaya A, Song Y, Fang X et al (2010) Antibacterial effect of human mesechymal stem cells is mediated in part from secretion of the antimicrobial peptide LL-37. Stem Cells 28(12): 2229-2238
4. Amable PR, Carias RB, Teixeira MV, Cruz Pacheco I, Correa do Amaral RJ et al (2013) Platelet-rich plasma preparation for regenerative medicine: optimization and quantification of cytokines and growth factor. Stem cell research & therapy 4(3): 67.
5. Markova A, Eliot NM (2012) US skin Disease assessment: Ulcer and wound care. Dermatol Clin 30: 107-111.
6. Davis SC, Ricotti C, Cazzaniga A, Welsh E et al (2008) Microscopic and physiologic evidence for biofilm-associated wound colonization in vivo. Wound Repair Regen 16: 23-29.
7. Nambu M, Ishihara M, Nakamura S et al (2007) Enhanced healing of mitomycin C-treated wounds in rats using inbred adipose tissue-derived stromal cells within an atelocollagen matrix. Wound Repair Regen 15: 505-510.
8. Diegelmann RF, Evans MC (2004) Wound Healing: An Overview of acute, fibronetic and delayed healing. Frontiers in Bioscience 9: 283-289.
9. Gimble JM, Katz AJ, Bunnell BA (2007) Adipose-derived stem cells for regenerative medicine. Circ Res 100: 1249-1260.
10. Ennis WJ, Sui A, Bartholomew A (2013) Stem cells and healing: Impact on inflammation. Adv Wound Care 2: 369-378.