Hiệu quả và an toàn của laser Q-switched Nd:YAG 532nm và laser xung dài alexandrite 755nm trong điều trị đốm nâu
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn, cũng như so sánh hai phương pháp điều trị đốm nâu bằng laser Q-switched Nd:YAG 532nm và laser xung dài alexandrite 755nm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu loạt ca được thực hiện trên 32 bệnh nhân, trong đó có 3 bệnh nhân được điều trị bằng cả hai máy cho 2 đốm nâu khác nhau, như vậy chúng tôi ghi nhận 35 trường hợp, trong đó có 22 đốm nâu được điều trị bằng laser QS Nd:YAG 532nm và 13 đốm nâu được điều trị bằng laser alexandrite 755nm. Các bệnh nhân được điều trị từ 1 đến 3 lần, đánh giá các chỉ số Von-Luschan và Mexameter để xác định hiệu quả, cũng như ghi nhận lại các tác dụng phụ để đánh giá mức độ an toàn ở tuần thứ 4, 8 và 12. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, đối với QS Nd:YAG 532nm, độ giảm chỉ số Von-Luschan và Mexameter có ý nghĩa thống kê qua các lần điều trị (p=0,0001 và p=0,0005). Với Alexandrite 755nm, độ giảm chỉ số Von-Luschan có ý nghĩa thống kê qua các lần điều trị (p=0,0004). Tác dụng phụ chỉ ghi nhận một trường hợp tăng sắc tố sau viêm ở QS Nd:YAG 532nm (7,7%) và 2 trường hợp (một tăng sắc tố sau viêm và một đỏ da sau laser) ở alexandrite 755nm (9,1%). Kết quả so sánh cho thấy, mức độ đau ở bệnh nhân sử dụng laser QS Nd:YAG 532nm thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân sử dụng laser alexandrite 755nm. Đánh giá chỉ số Von-Luschan có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa QS Nd:YAG 532nm và alexandrite 755nm. Kết luận: Laser QS Nd:YAG 532nm và laser xung dài Alexandrite 755nm cho hiệu quả và tính an toàn cao trong điều trị đốm nâu. Bệnh nhân sử dụng laser QS Nd: YAG cảm giác ít đau hơn so với bệnh nhân sử dụng laser alexandrite 755nm. Laser QS Nd: YAG cho hiệu quả điều trị ưu thế hơn trong lần đầu điều trị, tuy nhiên, về lâu dài, hai loại laser này đều cho hiệu quả điều trị như nhau.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Ortonne JP et al (2006) Treatment of solar lentigines. J Am Acad Dermatol 54(5-2): 262-271.
3. Murphy MJ and Huang MY (1994) Q-switched ruby laser treatment of benign pigmented lesions in Chinese skin. Ann Acad Med Singapore 23(1): 60-66.
4. Wang CC et al (2006) A comparison of Q-switched alexandrite laser and intense pulsed light for the treatment of freckles and lentigines in Asian persons: A randomized, physician-blinded, split-face comparative trial. J Am Acad Dermatol 54(5): 804-810.
5. Negishi K, Akita H, and Matsunaga Y (2018) Prospective study of removing solar lentigines in Asians using a novel dual-wavelength and dual-pulse width picosecond laser. Lasers Surg Med 50(8): 851-858.
6. Todd MM et al (2000) A comparison of 3 lasers and liquid nitrogen in the treatment of solar lentigines: A randomized, controlled, comparative trial. Arch Dermatol 136(7): 841-846.
7. Vachiramon V et al (2016) Comparison of Q-switched Nd:YAG laser and fractional carbon dioxide laser for the treatment of solar lentigines in Asian. Lasers Surg Med 48(4): 354-359.
8. Trafel JP et al (2007) Use of a long-pulse alexandrite laser in the treatment of superficial pigmented lesions. Dermatol Surg 33(12): 1477-1482.